Chân Dung Nhạc Sĩ
 
TRẦN QUẢNG NAM
 
Qua gợi ý của
 
Trang Thanh Trúc
 

 

 Namx.JPG (38869 bytes)

nhạc sĩ Trần Quảng Nam

 

 

Trang Thanh Trúc chưa từng quen biết với nhạc sĩ Trần Quảng Nam, nhưng lại rất muốn biết về tác giả này. Dường như anh là người rất trực tính. Ưa nói thẳng và nói thật. Trần Quảng Nam đã được nồng nhiệt đón nhận từ bản nhạc "Mười năm không gặp...tưởng chừng đã...thoát". Xin mời đọc 1001 câu "thẩm vấn" dưới đây:

 

 

Trang Thanh Trúc: (TTT) Trần Quảng Nam là tên hiệu hay tên thật? Anh có xử dụng bút danh ẩn tế nào khác không?

Trần Quảng Nam: (TQN) TQN là tên thật. Mình không dùng bút hiệu nào khác cho nhạc cả.

 

TTT: Sinh quán, và trú quán? Những địa danh muốn nhớ, muốn quên?

TQN: Gia đình người Bắc nhưng sinh ở Tam Kỳ, Quảng Nam.   Địa danh muốn nhớ là Hà Nội, Đà nẵng, Đà Lạt, Sàigòn, là chính, ngoài ra muốn nhớ hết mọi nơi dã đến.

 

TTT: Ngày sinh nhật ? Tuổi con giáp nào? Cầm tinh con gì?

TQN: 15 tháng 2 - 1955 – Ất Mùi

 

TTT: Anh có tin tử vi hay không? Tả phù hữu triệt của anh?

TQN: Tin chứ!. Tả Phù - Hữu bật là hai sao (danh từ) – Vậy câu hỏi trên có nghĩa gì?

 

TTT: Thì hữu bật, kể thêm những sao triệt, và nhân triệt được không anh?

TQN: Tả Phù hữu bật cuả tôi thì ở cung "Nô" nên quả thật là nhiều bạn và nhiều bạn tốt . Điều nay cũng làm an ủi tôi nhiều trong đời sống. Sao Tuần thì ở ngay tại mệnh nên chuyê,n gì cũng đến chầm chậm.. Triệt thì ở cung phúc nên đời lắm khi lận đận. thế nhưng nhờ "tu thân" nên mọi sự đều thoải mái trong tôi.

 

TTT: Tình trạng gia đình? Anh "xuất giá" lần đầu? Có ngoại vi nào khác không?

TQN: Trong đời hầu như lúc nào cũng có hai mối tình cùng một lúc. (Không phải vì tham lam, mà chắc là vì số mệnh thôi (có T.N.Sơn làm chứng đấy). Vì thế mà lận đận mãị đến lúc cố gắng , quyết định chỉ có một mối tình thôi, thì, lúc ấy mới sóng gió và tan vỡ… Chuyện đã quạ Bây giờ là tình nhân của Tú Minh và có một cháu gái tên Phím Ngà. Tú Minh rất thông cảm với "Số mệnh" cuả mình nên cũng … dễ dãi lắm!

 

Mời nghe
Từ Nay
nhạc Trần Quảng Nam
Trần Quảng Nam và Tú Minh trình bày
Real Player
mp3

 

 

 

Minhx.jpg (38710 bytes)

 

MinhMix.jpg (47366 bytes)

Tú Minh và cháu Phím Ngà

 

TTT: Điều gì làm anh cảm động nhất, hay bất mãn ở tuổi thơ? Tuổi biết uống rượu và tán đào?

TQN: Xúc động thì có nhiều hơn. Nhất là lúc bố chết (5 tuổI) và thấy được sự can trường của mẹ. Thử uống rượu lúc 14. Uống nhiều từ 20 và biết uống từ 30. Không biết tán gái nhưng nói giỡn thì giỏi lắm (khoảng 17 tuổi).

 

TTT: Uống nhiều, và biết uống là sao hả anh? Thế nào được kể là "biết uống rượu" ?

TQN: Uống nhiều là có khả năng uống được nhiều và uống nhiều lần trong tuần. Biêt uống là biết chọn đúng rượu và đúng lúc, đúng người để uống. Và chỉ uống khi thấy rượu còn ngon. Uống mà không thấy ngon thì không uống nữa .

 

TTT: Những ngôi trường anh đã học? Và những bạn bè còn chưa muốn quên?

TQN: Tiểu học: Nam Tiểu học Đà Nẵng. Trung học: Quốc Gia Nghĩa Tử (Saigon). Đai hoc Văn Khoa (Anh Văn) và Tri Hành (điện ảnh) trước khi du học Mỹ đầu 75. Đại học Long Beach (Calif.).  Không muốn quên ai đã là bạn học của mình hết.

 

TTT: Nếu tình cờ gặp lại một người tình xưa, điều gì sẽ làm anh luyến tiếc hơn hết? Và Mười Năm Tình Cũ, là một sáng tác hư cấu hay là bản nhạc gói ghém kỷ niệm riêng của chính anh?

TQN: Không có gì luyến tiếc cả vì mình đã làm hết những điều tốt có thể làm cho, và trong, những cuộc tình đó.   Mười Năm … là kỷ niệm thật

 

Mời xem video
20 năm Tình Cũ
nhạc Trần Quảng Nam
Ngọc Lan trình bày

 

TTT: Kỷ niệm riêng của một nghệ sĩ, đôi khi cũng cần chia sẻ với độc giả. Nguời đời thường thắc mắc TTKH là ai? Người tình của TTKH là ai? Anh có thể tiết lộ sơ quát về cái người "Mười Năm Không Gặp" kia được không?

TQN: Bài này khi viết, thì viết về một người hiện đang ở Pháp, tên Isabel Hạnh, cảm xúc khi nhìn lại hình ảnh của cô tạ Nhưng lúc hoàn tất lời thì trong bài có thêm cảm xúc và hình ảnh của một người khác, hiện đang ở VN. Cả hai người đều đã lớn tuổi và có gia đình. Ngưòi ở VN thì còn liên lạc và khi về VN có gặp. Còn người bên xứ Tây thì biến mất luôn. Năm trước tôi có sang Pháp hát, cô ta có tìm đến một người quen hỏi thăm tôi nhưng không muốn gặp lại tôi .

 

TTT: Anh nghĩ thế nào về "tuổi mới lớn" ?

TQN: Tuổi mới lớn là tuổi đẹp nhất trong đời ngườị Ai cũng muốn được sống lại tuổi ấy.

 

TTT: Tình yêu đầu tiên của Trần Quảng Nam bắt đầu vào tuổi nào?

TQN: 18. Nhưng biết yêu thật, yêu đau yêu đớn, thì sau đó… khá lâu.

 

TTT: Khá lâu là bao lâu sau cái tuổi 18? Anh có cái yêu đau, yêu đớn nào muốn chia sẻ với độc giả không?

TQN: Biết là mình yêu đau yêu đớn là cái lúc mình mất người tạ Và cũng là vì trong thời gian có tình yêu, mình xây dựng nhiều mộng ước, để trong lòng, đến khi gần kề sự chia cách, thì nỗi nhớ nhung tăng lên gấp bội và thấy được những mộng ước đã gần kề tan vỡ.

 

 

Mời xem video
Tình Tôi Mới Lớn
nhạc Trần Quảng Nam
Loan Châu trình bày

 

TTT: Màu sắc ưa, ghét và những thói quen tốt, xấu?

TQN: Không ghét mầu nào. nhưng không thích cái mầu chiều lúc nắng đã tắt hẳn.  Không ghét thói quen xấu cuả ai nhưng không thích đạo đức giả và giả dối. 

 

TTT: Cái mầu chiều nắng lụi đó thì ai mà ưa cho nổi, trừ mấy ông nhà binh. Họ gọi lúc đó là mầu "ráng biến" đó anh. Ông chú của TTT trong quân đội, có nói là lúc ráng biến là thời điểm vô cùng ích lợi cho việc rời đổi vị trí. Anh chưa trả lời TTT về các thói quen xấu, tốt của riêng anh?

TQN: Thói quen xấu là… hay quên và không khéo léo với người tình. Còn thói quen tốt thì xin hỏi bạn bè tôi xem tôi có hay không?

 

TTT: Nếu như phải ghi lại ba điều thôi, về cá tánh của mình. Anh sẽ ghi điều gì ?

TQN: Cô độc – Năng lực và đam mê .

 

TTT: Anh làm quen với âm nhạc như thế nào? Từ hồi nào?

TQN: Từ lúc nhỏ, 7-10 hay nghe nhạc cổ điển từ máy thâu băng do ông anh đi du học gửi về. Sau học nhạc ở trung học và thời gian ngắn ở Quốc Gia Âm nhạc. Thích sáng tác từ nhỏ nên cứ theo đuổi và tự học hoài…

 

TTT: Ngoài đàn...bà, anh còn có thể xử dụng được những đàn gì? Và sở trường?

TQN: Đàn bà xử dụng mình thì nhiều chứ chưa hề gặp đàn bà nào mình có thể xử dụng được cả. Trúc có gặp ai ở dạng này xin mách dùm.  Đầu tiên học guitar cổ điển sau học thêm piano rồi có một thời đi kiếm tiền bằng nghề đàn nhưng hiện nay thì không sở trường đàn nào vì đã bỏ chơi chuyên nghiệp từ 16 năm nay rồị

 

TTT: Sáng tác đầu tiên? Và sáng tác mới nhất của anh?

TQN: Sáng tác đầu là "Cồn Cát", 1969.   Sáng tác mới nhất là "Millene", 2001.

 

TTT: Cách thức cuả anh? khi sáng tác? Thói quen?

TQN: Ý nói gì?  Ví dụ như cách thức ngồi hay đứng: thường là ngồi, thường thường nửa nằm nửa ngồi. Cũng có nhiều lúc… nằm. Khi đứng cũng có nhưng không viết xuống, chỉ nghĩ trong đầu (đùa tí). 

Thói quen: thường nhất và đa số là lời và nhạc cùng lúc. Nhiều lúc làm nhạc trước. Ít khi làm lời trước, trừ khi phổ Thơ, đương nhiên.

Thủ thuật: tùy hứng, có lúc dựa theo tiến trình hợp âm nghĩ trước, có lúc dùng tài nguyên các âm thức, nhưng hầu hết là ngẫu hứng viết ra liền.

 

TTT: Đôi khi Trúc viết trong sở làm. Hoặc viết trong đầu trên những chuyến Métro đi về. Ở nhà thì Trúc viết bằng ngón tay, theo các hợp âm bắt gặp trên trên phím dương cầm. Thế nên Trúc muốn tìm hiểu xem anh có những thói quen tương tự như vậy không?

TQN : Tôi viết trong đầu nhiều lắm. Ít khi viêt với nhạc cụ Viết xong thì thích ngồi vào đàn chơi ngay . Nhưng viết trong đầu thì hay quên nên bạ ở đâu có mảnh giấy nào thì viết ngay vào đấy.

 

TTT: Theo anh, thế nào thì gọi là nhạc sang, nhạc sến?

TQN: Tôi nghĩ quả thật có nhạc Sến nhưng tôi không nghĩ có "Nhạc Sang" trong tân nhạc VN. Trước nay vẫn chỉ thường nghe danh từ "Nhạc Sếân" là nhiều . Có lẽ lúc người ta phải đề cập đến các bài "Không sến", thì không có danh từ nào khác, nên đã áp đặt chữ "Nhạc Sang" vào .

 

TTT: Và thế nào thì gọi là nhạc sến một cách … sang?

TQN: Như đã nói, không có, hoặc chưa có một ngành nhạc "Sang" trong tân nhạc, nhưng có thể cho rằng một bản nhạc "có nét sang" theo chủ quan của người nghe.  Nhạc nào nghe thấy sang hình như cũng cần 2 yếu tố: Có nhạc thuật và có lời nghe thấy "sang". Như thế nào thì gọi là sang thì còn phải bàn dài dòng lắm.  Vắn tắt, theo nhận xét riêng thì tôi thấy bài "Hoàng hôn mầu tím" (nghe được mới đây) hay "Nỗi buồn gác tro"ï (Thanh Thúy hát đầu thập niên 60), hay "Trên đỉnh mùa đông" (Trần Thiện Thanh) có thể liệt vào loại nhạc sến, nhưng vì có nhạc thuật và lời nhạc có nét thi vị nên có thể xem là sang. Trường hợp "Tiếng hát chim đa đa" Hay "Ngẫu hứng lý qua cầu" thì có "trình độ" nhờ nghệ thuật tạo thanh làm giai điệu mạnh, mạch lạc và khá tiêu chuẩn, nhưng lại không sang. Nhưng sến thì không quá sến. Thật ra lúc còn nhỏ, tôi chỉ thấy nhạc "Sến" có một nét chung chung tạm gọi là "sến" chứ không biết phân biệt thế nào là sang hay không.

 

TTT: Anh từng tuyên dương giọng hát của Như Quỳnh là Đệ Nhất Sến Nương? Đặc biệt sến ở bài nào, hay chỉ là nhận định chung?

TQN: Hình như tôi chưa từng làm việc trên bao giờ. Hơn nữa, Như Quỳnh không thể được xem là Đệ Nhất Sến Nương được. (chữ sến nương không nên dùng vì dùng vậy là sai).   Theo tôi "Nữ hoàng nhạc sến" thì phải là Thanh Tuyền và "Hoàng đế nhạc sến" phải là Chế Linh, bởi vì họ đã nắm vững cũng như đã tạo ra những tiêu chuẩn hát nhạc sến trong suốt nhiều thập niên và họ luôn có nhiều khán thính giả hâm mộ Và trung thành trong suốt sự nghiệp của họ Những ca sĩ hát cùng kiểu, sau họ, đều không ít thì nhiều đã chịu ảnh hương cũng như đã dược thừa hưởng những nghệ thuật cuả Chế Linh và Thanh Tuyền: Những ngườị đã tạo ra nghệ thuật hát nhạc sến.

 

TTT: "10 Năm Tình Cũ" của Trần Quảng Nam, rất được nhiều người biết đến. Anh viết nhạc phẩm này vào năm nào? Nếu anh tự phê điểm thành tựu (từ A tới F) thì bài hát này sẽ mang điểm nào?

TQN: "10 năm" viết năm 1985 và phát hành 1986. Về thành công thì phải cho là hơn A nhiều vì lúc sáng tác tôi không mong được thành công nhiều như thế. Còn so sánh với những bản tôi đã viết thì nó kém hơn nhiều bản khác.

 

TTT: Theo anh, nhạc phẩm này là một dòng nhạc sang hay sến?

TQN: Hình như mình hơi quá chú trọng về chuyện sang hay sến rồi đấy nhé! Nhiều người cho là sang. Nhiều ngươi thích nhạc tiền chiến thì cho là sến, có nghĩa là nó không có được bóng gió, sông nước, sương rơi, thuyền trôi, nó không có những từ trừu tượng, những từ không nói được gì nhưng đọc lên thì thích v.v… Về nhạc thì nó khó có thể gọi là sến vì một đặc điểm quan trọng cuả nhạc sến là phải dễ hát, không khúc mắc.   Cá nhân tôi thì bài này chưa đạt được tiêu chuẩn của nhạc sến. Nhưng cũng hãnh diện là được hai nữ hoàng và hoàng đế nhạc sến là Chế Linh và Thanh tuyền hát trong các CDs của họ (không trả bản quyền)

 

TTT: Anh đã phổ biến nhạc phẩm này như thế nào ? Những ca sĩ nào đã trình bày? Những trung tâm nhạc nào đã thực hiện?

TQN: Tôi tự sản xuất bản này trong cuốn băng có cùng tên vào 1986. Sau khi phát hành hết thì tôi cũng chẳng in thêm. Mãi một năm sau mơi nghe nói nhạc mình được hát nhiều nơi và có nhiều nơi đặt mua thêm. Về sau, tôi bán đứt bản gốc cho trung tâm Làng Văn.  Sau khi tôi thâu lần đầu (Lệ Thu) thì đến Elvis Phương xin phép thâu . Từ đó về sau quá nhiều người thâu, không nhớ hết vì … rất ít người trong số này trả bản quyền.

 

TTT: Số lượng về sáng tác nhạc của anh trong hiện tại ?

TQN: Từ trước đến nay có khoảng 200 sáng tác thuộc đủ mọi thể loại nhưng chỉ được sản xuất (bởi chính mình hoặc bởi các trung tâm) khoảng gần 60 bài, hầu hết là ca khúc.

 

TTT: Nghe nói trước đây anh đã mở 1 lớp dạy nhạc. Và mới đây anh có mở 1 quán nhạc: "Café Chez Moi". Anh cũng rất rành về thiết trí mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thâu âm. Anh có dự trù mở 1 trung tâm sản xuất, phát hành nhạc không?

TQN: Đúng vậy . Tôi dạy nhạc và có một phòng thâu âm nhỏ hơn mười năm nay và rất hài lòng với sinh hoạt thuần túy âm nhạc của mình. Hiện nay tạm ngưng đã gần 1 năm để lo cho gia đình và … kiếm thêm tiền :). Còn cafê Nhà Tôi chỉ là tên gọi cho tiện khi email mời bạn bè đến sinh hoạt chứ không phải là 1 quán cafê hẳn hoị Tuy nhiên 20 năm trước. tôi có một quán cafê ca nhạc tên là quán Văn. Đã dẹp từ lâu rồi .

 

TTT: Nơi anh cư trú, và nghề nghiệp hiện tại ?

TQN: Tôi hiện ở San Jose, California và nghề chính vẫn là… nhạc. Các nghề khác không quan trọng.

 

TTT: Nếu phải chon 3 giọng ca anh thích nhất thì sẽ là ai ? (bao gồm cả những ca sĩ hải ngoại và trong nước?)

TQN: Đối với tôi, Lệ Thu vẫn là nhất – Tuy nhiên giọng chị giờ này không còn như xưa nữa - rồi đến Vũ Khanh. Trong nước thì thích Mỹ Linh và Trần Thu Hà.

 

TTT: Được biết anh góp mặt trong diễn đàn Nhạc Việt trên liên mạng Internet. Theo anh, sinh hoạt trong diễn đàn Nhạc Việt như thế nàỏ Nên chú trọng tới sinh hoạt đóng góp trong nội bộ, hay mở rộng cửa như một quán nhạc cho khách vãng lai?

TQN: Tôi được Tú Minh giới thiệu vào quán nhạc và rất thích thú khi sinh hoạt với anh em trong quán. Tôi nghĩ quán nên mở rộng cho khách vãng lai có dịp vào sinh hoạt. nhưng tôi vẫn đồng ý đường lối trong đó có đề ra: phải là member mớI được vào quán.

 

TTT: Mọi góp ý thẳng thắn, vô tư là điều cần thiết của các thành viên. Im lặng cũng là cách góp ý tiêu cực. Anh có từng tranh luận hoặc cãi vã trên một diễn đàn nào không?

TQN: Tôi thường tránh tranh luận hay cãi vã ở công chúng nhưng tôi chấp nhận việc tranh luận và cãi vã trong mọi diễn đàn, và nếu cần, cũng có thể tham gia tranh luận chứ không sợ việc tranh luận hay việc có mặt trong diễn đàn ấy có thể mất đi cái huyền thoại nghệ sĩ tốt đẹp cuả mình. Từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay, trong mọi diễn đàn, từ văn chương, hội họa, âm nhạc, cho đến các diễn đàn khoa học, đều có rất nhiều cuộc tranh luận hay cãi vã nảy lửa, có nhiều khi đưa đến sỉ vả nhau chứ không phải ai cũng khoác cái áo lịch sự ngồi yên không tham gia.

 

TTT: Nhiều người đang than van rằng âm nhạc Việt Nam đang đi vào chỗ bế tắc nhàm tẻ, và bắt chước nhạc Âu Mỹ một cách sống sượng. Anh có ý kiến gì không về vấn đề này?

TQN: Tôi không nghĩ là viết nhạc theo trong một trào lưu hay thể loại, hay một kiểu nào đó, được ưa chuộng tại Hoa Kỳ là "Bắt chước một cách sống sượng".  Nhạc Việt Nam từ trước đến nay vẫn đi theo trào lưu sáng tác cuả Tây Phương. Có nhiều thời kỳ nhạc ta đi sát và cập nhật với quốc tế như nhạc blues, rock n' roll thời cuối thập niên 50 đến cuối 60. Nhạc Pop và Rock thì ta đi theo chậm hơn (thể Hiện qua Nguyễn Trung Cang-Lê Hựu Hà Ban nhạc Phượng Hoàng). Từ cuối thập niên 80 đến nay, nhạc Việt mới sáng tác có khuynh hướng đi theo trong trào lưu Pop cuả Tầu và Nhật – Có lẽ do sự phổ thông của phim Tầu kèm theo những Top Hit của Tầu Nhật. Chính ở trong nước cũng thế, kể Từ đầu 90's cho đến nay, tôi được nghe nhiều top hit đi theo hướng này (Tình thôi xót xa, Sắc mầu, Trái tim không ngủ yên), nhưng có thể những bản này nghe còn thích hơn là mấy bản Top Hit Tầu Nhật cùng thời .  Mãi cho đến gần đây, nhạc PopRock Việt Nam trong nước có khuynh hướng đi theo cách dùng làn điệu hay âm thức cuả Loại nhạc PopRock Hoa Kỳ.Tôi không theo dõi được hết nhưng chưa thấy nhạc phẩm nào "bắt chước nhạc Âu-Mỹ một cách sống sượng" cả. Theo tôi, bắt chước cho ra vẻ sống sượng thì phải bắt chước từ tiết tấu, làn điệu, giai điệu, cho đến cách trình diễn.

Ngay cả những bản nhạc Việt rất nổi tiếng và được xếp hạng là giá trị cao, vẫn có chỗ trùng giai điệu (một cách kỳ lạ) với nhạc ngoại quốc nổi tiếng. Ví Dụ Nguyệt cầm cuả Cung Tiến có câu 1 nghe rập khuôn câu 1, Romance in G cuả Beethoven (đến nỗi ông ta (Cung Tiến) có cho ghi chú luôn đoạn nhạc này ngay đầu bản nhạc của mình). Đoạn giữa của Nguyệt cầm thì nghe giống như một câu trong Swan Lake của Tchaikovsky, lại còn giống hơn nữa, một đoạn trong 1 Piano Concerto của Mozart.

Thế nhưng "Nguyệt Cầm" không bị xem là " bắt chước một cách lố bịch". Đó là vì nhiều ngườI không biết và là vì nhạc thuật của Cung Tiến cao và toàn bộ Nguyệt Cầm là một tác phẩm đẹp, bất kể là nó được gợi hứng từ đâụ tương tự như thế, "Tình" cuả Văn Phụng, "Không tên số 8 cuả Vũ Thành An, chẳng hạn).

Tóm lại, chẳng sợ bị ảnh hưởng, chỉ sợ bị ảnh hưởng mà không có phẩm chất và trong lúc bị ảnh hưởng đã mất đi cái sáng tạo và cái đường hướng mới cuả mình.

 

TTT: Dường như chúng ta đang lạm phát nhạc sĩ? Theo anh đó là điều đáng mừng hay đáng lo?

TQN: Chẳng mừng mà cũng chẳng lo . Lúc nào cũng có nhiều người sáng tác ca khúc.  Chỉ lo là quá ít người sáng tác ngoài thể loại ca khúc cũng như quá ít người thưởng ngoạn loại nhạc vừa nêu trên.

 

TTT: Lúc gần đây trên diễn đàn Nhạc Việt có nhắc tới sự khó phân biệt của danh xưng của người viết nhạc, và người chơi nhạc. Họ đều được gọi chung là: nhạc sĩ. Theo ý anh thì ta có nên xác định danh xưng này cho rõ ràng hơn không?Trong tự điển Việt Nam dường như không có chữ sỹ (với Y) Ta có nên dùng chữ Nhạc sĩ để chỉ người viết nhạc, và nhạc sỹ để chỉ người chơi nhạc hay không?

TQN: Tôi không nghĩ nên dũng chư õSĨ va øSỸ để Chỉ NHẠC SĨ và NHẠC CÔNG. Tuy nhiên các danh từ chỉ các loại nhạc sĩ khác nhau như nhạc sĩ sáng tác ca khúc và nhạc sĩ soạn hoà âm, nhạc sĩ soạn ca-tấu khúc v.v… cần được góp ý thêm.

 

TTT: Nhiều người cho rằng 2 chữ: Nhạc sĩ chưa đủ oai phong, thế nên họ tự thêm mấy chữ tiếp thủ ngữ vào như: Bác sĩ Nhạc sĩ, Nha sĩ Nhạc sĩ, Đông y sĩ Nhạc sĩ...Anh nghĩ sao về hiện tượng quái đản này?

TQN: Ít khi có người tự xưng như vậy lắm . Họ thường được người khác gọi như vậy để tỏ lòng kính trọng ái mộ.  Nếu tôi cũng là một Y sĩ, thì tôi không thích tự gọi mình bằng hai danh xưng, mà tùy nơi làm việc, tôi sẽ xưng danh tước tương xứng với nghề nghiệp mình.  Việc cô hỏi chưa thấy xảy ra nhiều nên không biết nó có đáng được gọi là hiện tượng không?. Nếu có, thì thấy… là lạ chứ vẫn chưa phải là quái đản.

 

TTT: Anh có ý kiến gì về nhạc phổ thơ, và nhạc hát thơ không?

TQN: Nhạc phổ thơ vẫn thường rất phổ thông. Thơ thường có sẵn âm điệu và nhịp vận. Vì thế cùng một thể thơ, phổ nhiều bài dễ bị trùng chiều giai điệu (melodic contour) và tiết tấu giai điệu . Tôi thương thêm hay bớt chữ trong câu thơ và cố gắng tạo giai điệu khác biệt cho các bài nhạc phổ thơ . Cộng thêm, tôi dùng thêm các làn điệu hay âm thức khác nhau cho những bài thơ cùng thể. Thể lục bát dễ bị trùng chiều giai điệu và tiết tấu giai điệu nhất.

Nhạc hát thơ theo tôi hiểu làhát tùy hứng, chiều giai điệu dựa theo bằng trắc cuả câu thơ, lại nằm trong âm thức được quy định trước, ví dụ Ngũ Cung VN. Đôi lúc "nhái" một làn điệu phổ thông nào đó. Thêm nữa, tiết tấu có phần tự do hơn. Như thế, nghệ thuật hát thơ, muốn hay, có lẽ còn khó hơn phổ thơ .

 

 

Mời nghe
Ngợi Ca Mẹ
nhạc Trần Quảng Nam
Thanh Vân trình bày
Real Player
mp3

 

TTT: Được biết anh đang nghiên cứu về Kinh Dịch. Anh có chứng liệu nào về dịch lý trong sáng tác nhạc hay không?

TQN: Âm nhạc và các phẫn tử tạo nên âm nhạc đều có trong lẽ cuả dịch. Tôi thường đem cái ý niệm tổng thể (concept) cuả dịch vào nhạc, như mạnh, yếu, chờ đợi, giải tỏa, đè nén v.v… vào nhạc để thường hay tạo những giai điệu giản dị bên cạnh những cao điểm và một vài chỗ giai điệu khúc mắc được giải toả liền sau đó, v.v... để mong đem đến cảm giác "Hòa" cuối cùng, cho người nghe .

Cũng vì thế mà việc tạo dưng những giai điệu đẹp, hay những giai điệu mang cá tính, tình cảm khác nhau, đối với tôi không khó., nhưng phần tư tưởng cuả lời mới là phần mà nhiều người sáng tác, trong đó có tôi, thường phải đối diện. Tư tưởng dịch đọc lên đã nghe thấy khô khan nên khó đưa vào lời nhạc để trở thành thành công cho nên dịch chỉ có thể là nền tảng cho thái độ sống, nói chung, hay thái độ sáng tác nói riêng. Có một điều tôi muốn làm mà chưa làm là sáng tác một hoà tấu khúc diễn tả được 64 giai đoạn hoàn cảnh tương ứng với 64 quẻ Dịch. Song song với việc này, là việc đem cổ nhạc VN vào dàn hòa tấu Tây Phương.

 

TTT: Những điều Trúc và độc giả ái mộ muốn tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Quảng Nam còn nhiều . Rất nhiều. Tạm thời Trúc xin cám ơn anh đã khẳng khái trả lời, trả vốn rất ngoạn mục. Trúc xin tạm kết thúc bà ...tra vấn nơi đây. Chúc anh chị Trần Quảng Nam & Tú Minh có thêm nhiều con cái để bồng bế và ru nhau: "Hãy Cứ Là Tình Nhân", như sáng tác đắc ý của chị Tú Minh. Thăm cháu bé Phím Ngà. Thân mến.

 

 

Trang Thanh Trúc thực hiện

 

 

Mời nghe CD Cám Ơn Tình Em của Trần Quảng Nam

 

Mời nghe Kiều do Trần Quảng Nam thực hiện

 

Kiều: Ngân Hạnh - Trong: Yên Bình - Vân: Nguyên Lý - Quan: Huy Chương - Vương ông: Trọng Khôi


Overture (Nhạc mở đầu)
Real Player
mp3

Màn 1 - Cảnh 1: Tiết Thanh Minh - Mộ Đạm Tiên - Gặp Kim Trọng
Real Player
mp3


Cảnh 3: Kim Trọng tìm gặp Kiều
Real Player
mp3


Màn 2 - Cảnh 1: Đi dự Sinh nhật Ngoại gia
Real Player
mp3

Màn 2 - Cảnh 2: Chờ cả nhà đi vắng, Kiều lẻn sang hàng xóm tư tình với Trọng: Kết mối duyên tình.
Real Player
mp3


Overture không có lời thơ.
Real Player
mp3