Phỏng Vấn Nhà Thơ

Quan Dương

 

Mỹ Ngọc Thực Hiện

 

 

 

Mỹ Ngọc (MN): Xin anh cho biết về anh.

Quan Dương (QD): Quan Dương là tên thật, được sinh ra cách đây nửa thế kỷ tại Ninh Hòa là một huyện lỵ nhỏ ở miền Trung thuộc Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Thuở nhỏ theo học trường trung học công lập Ninh Hòa, sau đó là trường Trung học Võ Tánh, Nha Trang . Tốt nghiệp trung học năm 1968. Sang Mỹ theo diện H.O vào tháng 6/1993 . Hiện đang định cư tại tiểu bang Louisiana với nghề nghiệp làm công nhân cho một công ty kỹ nghệ đóng tàu của Mỹ.

 

MN: Anh bắt đầu làm thơ lúc nào, tại sao? Quá trình hoạt động của anh ?

QD: Tôi manh nha thơ từ những năm tháng còn ở trong tại tập trung . Trong hoàn cảnh tù túng chỉ có được điên là hạnh phúc nhất . Điên không được thì làm thơ . Làm thơ không cốt để thành nhà thơ hay thi sĩ mà làm thơ để diễn đạt những ẩn ức chất đầy trong tâm tư lúc đó .Những ẩn ức không dám nói ra lời từ cửa miệng . Trong hoàn cảnh không bút giấy, không có gì hết , chỉ lẩm nhẩm sắp vần trong óc, rồi học thuộc , khi ra khỏi tù chép lại lên giấy để lưu giữ. Nếu tôi không qua Mỹ thì chắc chắn những bài thơ đó không ai biết đến vì tôi sẽ không phổ biến vì hoàn cảnh sinh sống không thích hợp . Sinh hoạt về thơ văn của tôi phân làm hai nơi : trên trời và dưới đất . Trên trời , hầu hết các trang báo liên mạng không ít thì nhiều cũng đã từng đăng thơ văn của tôi , điển hình Văn Nghệ Ngàn Phương, Văn Học Nghệ Thuật, Nhánh Nhỏ, Hồn Quê, Suối Nguồn . Một số thơ và truyện ngắn được các đài phát thanh Little Sài Gòn ở Cali, VOVN ở Houston chọn đọc trong các chương trình văn học nghệ thuật của họ . Dưới đất thì tôi cộng tác với : Văn, Văn Học, Làng Văn, Khởi Hành, Hương Văn, Sóng Văn, Viet Mecurry, v.v. Nhưng tạp chí văn học tôi cộng tác nhiều nhất là Văn của anh Nguyễn Xuân Hoàng tại San Jose.

 

MN: Bài thơ nào diễn tả về anh ? Bài thơ nào là bài thơ đầu tiên của anh ?

QD: Bài thơ đầu tiên là " chiếc xe cũ" vì nó được đăng trên tạp chí Dân Chủ Mới ở Boston vào năm 1995, đó cũng là bài thơ tôi nhân cách hóa chiếc xe cũ để nói về thân phận của tôi nói riêng, thân phận của những người lỡ thầy lỡ thợ bước đầu di cư làm quen và hội nhập vào đời sống của nước Mỹ nói chung .Bài thơ được nhà văn Trần Hoài Thư phát hiện và anh ấy đã liên lạc với tòa soạn để thăm hỏi khích lệ.Tôi gọi bài thơ đầu tiên vì đó là lần đầu tiên trong đời tôi gửi thơ đăng báo và được chọn đăng. Nhưng thật ra trước đó , ngay từ khoảng thời gian 1975-1981 khi còn ở trong tù , tôi đã có làm nhiều bài thơ trước bài " chiếc xe cũ". Có điều chỉ sáng tác nhẩm trong bụng, chứ không dám viết ra giấy vì sợ bị kỷ luật. Trong trại tù tôi cũng có vài người bạn thân chí cốt, tôi đọc cho họ nghe, họ cùng tôi ghi nhớ. Ra tù họ giúp tôi gom lại thành nhiều bài . Sẵn dịp anh Trần Hoài Thư khuyến khích, tôi được trớn gửi thêm nhiều loạt lên báo chí hải ngoạị Thế là từ đó tôi có cơ hội làm quen với nhiều văn thi hữu trên văn đàn.

 

Chiếc xe cũ
 
Chiếc xe cũ buổi trưa trời trở
Chạy khật khù như một gã điên
Chận ngã tư. Đèn nheo mắt đỏ
Một phút chờ. Đuối sức nằm yên
 
Người Mỹ đen thúc còi inh ỏi
Trời tháng năm nắng rớt cháy đường
Chiếc xe chảy mồ hôi nhễ nhại
Nép bên lề đất khách người dưng
 
Ta lỡ vận, dưới gầm đống sắt
Bắt mạch tìm căn bệnh kê toa
Thoảng giữa đời tiếng ho khúc khắc
Ta và xe: hai đứa : bệnh già
 
Quãng trên đầu, khoảng trời bát ngát
Lót dưới lưng một nhúm cỏ mềm
Chung quanh ta rừng người xuôi ngược
Đọng trong hồn vết sẹo khó quên
 
Ngửa lòng tay xem còn gì đậu?
Thấy gì đâu, ngoài sợi gân chùng
đậm dấu tích chất chồng của tuổi
Có còn ai theo kẻ mạt cùng ?
 
Ngẫm nghĩ ta khác gì xe cũ
Bám thời gian lê lết sống mòn
Nợ núi sông - Gia đình - Cơm áo
Mà cuộc đời ngắn hạn . Thảm thương

 

 

MN: Thời áo trắng cuả anh ra sao ? có kỷ niệm nào đáng nhớ không ?

QD: Vào năm đệ tam, vị giáo sư phụ trách môn việt văn của tôi bắt học sinh phải học thuộc lòng một loạt thơ mới mà những nhà thơ nổi danh thời bấy giờ như Nguyên Sa, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử v.v... Tôi nhớ có một câu thơ tôi đọc được ở đâu đó " Dĩ vãng không gấm cũng là hoa" Lúc đó tôi chưa thấm hiểu được ý tác giả muốn nói điều gì . Nhưng về sau này trải qua nhiều thăng trầm thì tôi đã tìm thấy nguyên lý trong câu thơ vô cùng giản dị một ngày qua, đều trả một ngày về cho quá khứ . Và mỗi một ngày trôi qua khi chúng ta đang ngồi trong hiện tại thì những suy tư thoáng hiện đều thường dành về cho quá khứ . Nhất là thời gian càng lúc càng chất chồng tuổi lên đời của một con ngườị Con người càng lớn tuổi càng sống cho quá khứ . Do đó cô hỏi thời đi học tôi có kỷ niệm nào đáng nhớ không thì tôi xin trả lời cô là tôi có muôn vàn kỷ niệm mà kỷ niệm nào cũng đáng nhớ, đáng trân trọng nâng niu . Kể cả những mối tình đơn phương " muốn người ta mà người ta không muốn " tưởng rằng thời gian sẽ làm xoá nhòa trong ký ức , nhưng thật ra nó chỉ ngủ im . Vì quá nhiều điều đáng nhớ mà trang báo thì có hạn cho nên tôi không thể hết ra đây . Cô còn muốn biết thì chờ mai mốt có dịp tôi viết thành truyện cho mà đọc :-)

 

NKH_QD.jpg (52455 bytes)

Nhà thơ Quan Dương (phải) và nhà thơ Nguyễn Khánh Hòa

 

MN: Thơ anh viết có gì như chua chát, đớn đau, dằn vặt. Điều này có chứng tỏ là trong tâm hồn anh có nỗi khổ riêng và anh đã từng thất vọng không ? Có phải anh đưa phần đời anh qua trang viết không ?

QD: Cô hỏi tôi câu này, xong rồi dường như cô cũng đã tự trả lời giùm cho tôi rồi vậy . Duy chỉ khác có một điều là trong tâm hồn tôi không có nỗi khổ nào riêng tư hết, mà là sự trằn trở chung . Đó là chứng bệnh mà đa số thanh niên cùng lứa tuổi vào thời đại chúng tôi đều mắc phải. Đó là chứng bệnh chín héo vì thời cuộc . Một trái cây chưa kịp già đã chín héo thì khỏi cần diễn tả cô cũng đã rỏ nó chua đắng đến mức nào rồị Có thể tôi là bản chất của trái cây đó, nhưng cũng còn may mắn , tôi là loại trái cây hiền, chỉ tự chua đắng với mình thôi .Và hình như đâu đó lâu lắm rồi, cái mốc thời gian năm ở khoảng nào tôi không còn nhớ, bỗng nhiên tôi đổ tánh lười , lười vui, lười buồn, lười ghét , lười giận hờn, do đó tôi lười luôn thất vọng . Người ta thất vọng khi mà người ta có một ảo tưởng là mình có cái mình có , bỗng nhiên cái mình tưởng mình có không còn có nên người ta mới hụt hẫng và thất vọng . Còn tôi như đã trình bày, đôi lúc cũng muốn thất vọng ghê gớm, nhưng lười quá nên không còn nhớ nữa . Tuy nhiên đã là sinh vật được hiện hữu ở trên đời , thì ai cũng phải có cảm giác khi va chạm vào cuộc sống . Tôi chỉ dùng suy nghĩ của cảm giác đó , tìm chữ nghĩa để diễn đạt . Với tôi thơ văn không chỉ riêng cho hoa bướm, trăng sao, mây gió trôi trên một dòng đời mà cả luôn dòng đời đang trôi đó .Ngày tôi được phóng thích, vừa mừng vừa lo, ôm gói đi lủi thủi ra cổng chỉ lo sợ họ chạy theo bắt giam trở lại . Dưới cái nhìn của họ , thân phận mình còn thua con vật, trong lòng thấm nghĩ đau lắm, nhưng không biết diễn tả cái đau thế nào . Đang đi , cái quai dép râu bị đứt , ngón cẳng cái vấp vào cục đá bên đường tróc da chảy máu . Mùa đông lạnh, cái đau nó thiệt là kinh khủng. Chỉ biết hít hà chẩy nước mắt đi cà nhắc chứ không dám dừng, thế là tự nhiên trong đầu tôi bỗng có sự so sánh, nỗi đau nhục tuổi thanh xuân này, mình gánh chịu có khác gì sự đau bị vấp chân vào đá ? Có khác chăng vấp chân vào đá đau chỉ trong khoảnh khắc, còn đau nhục thì triền miên? Than thở với ai đây? Thôi thì dùng chữ nghĩa ghi lại cho mình.

 

QD_TB_LQM.jpg (37997 bytes)

Nhà thơ Quan Dương (bên phải), phu nhân - Thu Ba, và Lê Quỳnh Mai (đứng)

 

 

MN: Nếu có một điều ước, anh mơ ước gì ?

QD: Mơ ước của tôi giống hô khẩu hiệu lắm. Đó là một đất nước Việt Nam có tự do thực sự, cấp lãnh đạo biết phục thiện lắng nghe .Trong đó, gia đình dòng họ tôi còn kẹt lại có công ăn việc làm, mấy đứa cháu tôi được học hành đến nơi đến chốn và mấy đứa con của tôi ở tại hải ngoại này được thành nhân và thành công.

 

MN: Có câu danh ngôn " mỗi cuộc đời là 1 bài thơ, mà giai điệu do chính mỗi người tự đặt lấy, vậy những bài thơ cuả anh có phải là những giai điệu cuả bản thân anh?

QD: " Mỗi cuộc đời là một bài thơ " :-))) Xin hỏi lại câu danh ngôn đó: "là bài thơ hay hay là bài thơ dở ? ... " Nếu cuộc đời là một bài thơ hay thì do phúc đức ba đời ông bà để lại, còn nếu là một bài thơ dở, khỏi cần nói chắc cô cũng thấy nó thê thảm vô cùng .Thơ tôi có thể may mắn có một vài bài hay, còn cuộc đời tôi thì chắc chắc là nhiều bài thơ dở .

 

MN: Có nhiều người nói " Thơ nếu muốn dễ đi vào lòng người có lẽ phải nhờ vào âm nhạc " Anh đã có bao nhiêu bài thơ được phổ nhạc , anh có thể cho biết bài thơ nào và cho nghe được không ? và anh nghĩ sao về điều này ?

QD: Tôi là một trong ít số người nói ngược lại . Đâu cần phải nhờ âm nhạc để thơ mới đi vào được lòng ngườỉ Một bài thơ đi vào lòng người khi nào cảm xúc trong suy nghĩ của tác giả bài thơ trùng với tần số với cảm nhận của người đọc thợ Mà người đọc thơ đâu phải ai cũng là nhạc sĩ? Cảm nhận của nhạc sĩ chắc gì giống cảm nhận của người đọc thơ, mặc dù người đọc thơ đó rất mê nghe nhạc. Mê nghe nhạc , thưởng thức nhạc cả là một nghệ thuật đòi hỏi người nghe phải có một kiến thức vừa đủ nào đó, nhưng không có nghĩa là phải biết sáng tác nhạc. Thơ tôi được phổ nhạc bởi bạn bè quen biết, những nhạc sĩ kiểu tài tử cùng sinh hoạt nhóm với nhau trên internet, như anh Mai Đức Vinh ( Saskatoon, Canada), Huỳnh Văn Nhuận (Vancouver Canada), Nguyễn Minh Châu( Paris, Pháp), Vũ Hữu Toàn( Maryland, Mỹ) . Tôi gọi họ là những nhạc sĩ tài tử vì họ sáng tác nhạc theo cái nghiệp dĩ phải trả nợ còn mắc míu lại đâu từ kiếp trước. Sáng tác vì đồng cảm với bạn bè hơn là vì muốn nổi danh. Muốn nổi danh đâu ai dại gì đi phổ loại thơ đoc. lên như mắc nghẹn cuống họng của tôỉ Mỗi lần có ai đó phổ nhạc thơ tôi, tôi rất cảm động . Tuy tôi không nói ra, nhưng thật sự rất là cảm động. Mỗi nhạc sĩ chọn thơ tôi để phổ nhạc mỗi khác, ví dụ như anh Mai Đức Vinh chọn thơ tình yêu, Nguyễn Minh Châu, chọn thơ tình người, Vũ Hữu Toàn chọn thơ tình đời, Huỳnh Văn Nhuận chọn thơ tình nước . Những bài được anh Mai Đức Vinh phổ nhạc: "Chuyện Ngày Xưa , Chuyện ngày nay" - " Chơi cút bắt với em"- " Làm Nắng" -" Mẹ và Trăng" " Độc Ẩm chiều cuối Năm " " Ví dụ thôi ", v.v.

Nguyễn Minh Châu phổ nhạc :" Đống Rác" - "Tháng Chín" , "Lỡ Hẹn"

Vũ Hữu Toàn phổ nhạc :" Đêm đi làm ca ba", Điên Giữa Đêm Trăng

Huỳnh Văn Nhuận phổ nhạc :" Mẹ và Trăng"

 

Mời nghe
Làm Nắng
thơ Quan Dương
nhạc Mai Đức Vinh
Nguyễn Mỹ Dung trình bày
Real Player
mp3

 

Mời nghe
Mẹ Và Trăng
thơ Quan Dương
nhạc Mai Đức Vinh
Nguyễn Mỹ Dung trình bày
Real Player
mp3

 

Mời nghe
Một Thuở Theo Em
thơ Quan Dương
nhạc Mai Đức Vinh
Nguyễn Mỹ Dung trình bày
Real Player
mp3

 

Mời nghe
Ví Dụ Thôi
thơ Quan Dương
nhạc Mai Đức Vinh
Nguyễn Mỹ Dung trình bày
Real Player
mp3

 

Mời nghe
Tháng Chín
thơ Quan Dương
nhạc Nguyễn Minh Châu
Hoàng Yến trình bày
Real Player
mp3

 

Mời nghe
Lỡ Hẹn
thơ Quan Dương
nhạc Nguyễn Minh Châu
Midi
 
Mời nghe
Đêm Đi Làm Ca Ba
thơ Quan Dương
nhạc Vũ Hữu Toàn
Vũ Hữu Toàn trình bày
Real Player
 
Mời nghe
Điên Giữa Đêm Trăng
thơ Quan Dương
nhạc Vũ Hữu Toàn
Vũ Hữu Toàn trình bày
Real Player

 

MN: Anh nghĩ gì về văn thơ hiện nay và những ngươì cầm bút nhất là những cây bút trẻ ? Tương lai các văn, thi sĩ sẽ ra sao ?

QD: Như đã tâm sự cùng cô nãy giờ, tánh tôi ưa suy nghĩ điều ngược đời . Ngay cả đọc văn thơ cũng vậỵ Nhiều người đọc thơ văn của một tác giả nổi tiếng nào đó , họ cố truy tìm cái hay để khen , nhưng đâu phải bài thơ nào của tác giả nỗi tiếng cũng đều phải hay . Có những bài thơ không hay họ vẫn khen, nhiều lúc chưa chắc họ đã hiểu được ý của tác giả muốn gửi gấm gì .Y như là bổn phận phải khen để chứng tỏ mình đây có một trình độ thẩm thấu thơ văn cao .Bù lại có những bài thơ của những tác giả vô danh tiểu tốt rất hay, họ lỡ có đọc thì cũng tìm điều dở để phê bình .Trong nhưng buổi trà dư tửu hậu, để lý luận chứng minh cho quan điểm của mình thì đề tài này trở thành vô tận bất phân thắng bại .Thôi thì hồn ai nấy giữ . Những nhà thơ tiền bối với những bài thơ được xem như tài sản văn học lưu lại cho người đời sau tôi hết lòng ngưỡng mộ và kính phục .Nhưng những loại thơ cải biên đổi mới theo kiểu sau này , ngắt câu, muốn chấm chỗ nào thì chấm, muốn phẩy chỗ nào thì phẩy , tôi xin chào thuạ Tôi vốn giản dị thẳng ruột, ví dụ như tôi muốn tỏ tình với cô nào , tôi chỉ việc nói ba tiếng" Anh yêu em" một cách ngay hàng thẳng lối , không chấm không phẩy . Tôi thấy nó trơn tru dễ thốt ra lời hơn là cách nói " Anh, yêụ Em. " Cô thư tưởng tượng có ai tỏ tình với cô, khi người đó nói tiếng " Anh" xong nấc cục một cái ( bởi vì cách đọc thơ văn gặp dấu chấm phẩy cô phải ngưng trong nửa second theo ý tác giả ) mới nói tiếp tiếng "Yêu" rồi lại nấc cục thêm một cái nữa mới nói tiếng "em", cô chịu nổi không? Tôi gọi những câu thơ chấm phẩy ngang xương đó là những câu thơ nấc cục . Những cây bút trẻ sau này về thơ tôi để ý đến cô Tử Nhi thường viết cho Văn Nghệ Ngàn Phương. Cô Tử Nhi này hai mươi ngoài nhưng chữ nghĩa trong thơ cô dùng bình dị và sắc lẻm. Về văn thì cô Hà Uyên cũng thường viết cho Văn Nghệ Ngàn Phương, Cô Thụy Nhã viết cho Suối Nguồn. Tôi có đọc truyện " Mắt Nâu" và một số truyện ngắn của cô nhà văn Thụy Nhã mới vừa chẵn 20 tuổi nàỵ Tôi nhận thấy văn của cô rất vững , bố cục truyện sắc nét và già dặn. Trên 30 thì có Tường Vi ( VNNP) . Vừa rồi trong thi tập "Sỏi Đá Muôn Màu" do tạp chí liên mạng Suối Nguồn, tôi bắt gặp lục bát của cô mdtt cũng rất là sắc sảo, gợi tình đầy kín đáọ Bên cạnh đó đám bạn trẻ tuổi trên dưới 30 của tôi còn có Thái Vũ, Nguyễn Thanh Trúc, Thơ Thơ , trong thơ có sự tìm tòi học hỏi để bộc phá . Trái với sự bi quan của các tiền bối là thơ văn hải ngoại sẽ mai một đi khi các vị theo qui luật của thời gian sanh lão bệnh tử không có lớp kế thừạ Các vị cổ thụ đó sợ là sau khi các vị chết đi, văn học Việt Nam tại hải ngoại không còn ai đọc nữa vì lớp trẻ lớn lên từ từ bị Mỹ hoá về ngôn ngữ quên đi ngôn ngữ cội nguồn. Riêng tôi nghĩ khác . Tôi thường la cà theo chơi với lớp trẻ nhiều, đâu đâu tôi cũng thấy họ sinh hoạt thơ văn nhộn nhịp. Họ dùng thơ văn nói chuyện tình bạn, tình yêu với nhau thì làm sao mà họ quên được chữ nghĩa Việt Nam? Tán tỉnh với nhau thét rồi cũng phải có kinh nghiệm, câu văn câu thơ vì thế đâm ra mượt mà chất chưá hơn. Cộng thêm với công việc ở sở, có nhiều thời giờ nhàn rỗi họ có điều kiện tìm vào những trang thơ văn trên Net. Tuổi trẻ ham yêu và ham tìm hiểu cộng với kiến thức đã được trang bị sẵn trong những năm đại học, họ dễ dàng tiếp thu nhiều hơn là những bộ óc đã già nua lão hóa như tôi chẳng hạn.

 

May23_2000VB_NN_QD.jpg (51440 bytes)

(từ phải) nhà thơ Quan Dương, nhà văn Nhật Nguyễn vàphóng viên Văn Bia

 

 

MN: Anh có nhiều Thơ và Truyện hay, anh có tính xuất bản không ? Dự định sáng tác trong những năm tới ?

QD: Tôi có nhiều thơ và truyện chứ không phải nhiều thơ và truyện hay . Trong dự tính tôi xuất bản tập truyện đâu vào năm 2000 , nhưng vì không có tài chánh nên tôi gác lại và bây giờ thì không đủ can đảm để in vì sau khi đọc lại tôi thấy dở ẹt . ngô nghê . Ngay cả thơ cũng vậy, tôi cũng có đủ số để in thành tập, nhưng cũng vì lý do trên cộng thêm bệnh lười biếng nên tôi cứ để đó , chưa biết tính sao . Sáng tác thì tôi vẫn sáng tác, mỗi khi có một biến cố nào tác động vào tâm tư .Giống như là một người đang đi bị ai đó đánh cho một gậy phía sau ót bất ngờ, sự phản xạ bật lên tiếng kêu trời . Diễn tả tiếng kêu " trời ơi đau quá " thành câu cán hẳn hòi, đó là thơ của tôi . Vậy thôi .

 

MN: Anh làm thơ và viết truyện ... vâỵ thì anh thích bên nào hơn ? Tại sao? Bài thơ nào ưng ý nhất và truyện nào anh thích nhất ?

QD: Đương nhiên tôi thích làm thơ hơn , bởi vì thơ nó diễn đạt được những gì mình muốn nói hơn . Vả lại mỗi khi làm thơ , trí óc mình chạy đi tìm chữ nghĩa bận rộn suốt ngày , ngay cả những lúc mình lái xe , lúc làm việc , lúc nghỉ ngơi v.v... thú vị lắm. Thú vị là mình nghĩ trong đầu không ai đọc được, vì thế mỗi khi trong đầu nẩysinh ra được một từ ngữ nào đắc địa đương nhiên mình đọc trước thiên hạ thì khoái chí vô cùng . Cái khoái chí đó không giải thích được. Có người bảo mấy thằng cha nhà thơ giống đồ điên điên khùng khùng, tôi thấy cũng chẳng sai . Nhưng có một điều mấy người tỉnh chưa chắc đã sướng bằng mấy người điên . Lúc điên có khác nào được say rượu, say tình sống thực với lòng mình biết mấy mà chẳng cần phải ngán sợ ai, còn hơn lúc tỉnh lại thấy cuộc sống quá sức trần gian bị chi phối trăm bề , lo âu đủ thứ. Tôi viết truyện suốt năm năm nay được khoảng 15 truyện, nhưng truyện tôi thấy thích nhất vẫn là truyện tôi viết đầu tay , đó là truyện " Lá rụng về cội ". Bài thơ tôi ưng ý nhất là bài thơ tôi chưa có làm ra .

 

Mời nghe truyện
Tôi Và Nga
Real Player
mp3
 

MN: Lý do nào mà anh có caí tưạ " Ruột đau 9 khúc "? mà không là 5, 7 khúc vậy anh ?

QD: Ruột Đau Chín Khúc là tựa đề của một bài thơ trong tập . Bài thơ đó tôi viết thành chín đoạn (đoạn là một quãng ngắn mà cũng có nghĩa là đứt khúc ), Mỗi một đoạn trong bài thơ là mỗi trường hợp mà hai người yêu nhau đã phải tràn trãi qua trong thời kỳ đau thương nhất của đất nước . Sự nếm trải chỉ có ai sống cùng mới biết được mùi vị. Tôi e rằng diễn tả bằng chữ nghĩa thì không đủ ngôn từ , nhưng cô cứ hiểu đại khái là nếm trải đau đến độ đứt từng khúc ruột . Người nam có ba hồn bay vía, người nữ có ba hồn chín vía . Thay vì ruột đau bảy khúc tôi chọn thành ruột đau chín khúc là ưu tiên cho phái nữ :-) Chín khúc cũng rút ra từ hai câu ca dao:

 

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều

 

MN:  Hình như anh viết thơ như " thở ", mọi thứ đều có thể thành thơ , từ ruột gan phèo phổi cho đến đánh răng súc miệng ... nếu anh nghĩ là làm thơ văn dễ thì tại sao anh viết được mà người khác không viết được ? Để viết được bài thơ anh phải làm gì ?

QD: Cô Mỹ Ngoc. ơi , phải nói tôi viết thơ như thở , nhưng là " thở không ra hơi " mới đúng đó:-) Tôi đâu nghĩ là làm thơ dễ, trái lại làm thơ để thành bài thơ khó òm . Nếu là một bài có vần điệu hẳn hoi, chữ nghĩa toàn dao to búa lớn , nhưng rỗng tuếch không thông đạt điều gì thì bài đó đâu phải là bài thơ ? Để viết được bài thơ theo tôi nghĩ yếu tố góp phần quan trọng nhất là cảm xúc . Có cảm xúc rồi mới nói chuyện "phải trái" sau . Có cảm xúc rồi, dùng sự suy nghĩ để cô đọng lại bằng chữ nghĩa đời thường và chế biến thành phẩm như là sắc thuốc bắc . Ba chén còn lại một phân trước khi gửi ra tìm kiếm sự cảm nhận đồng tình của độc giả . Người làm thơ phải biết tôn trọng chữ nghĩa . Tôn trọng được nó thì mới tôn trọng được độc giả . Người viết văn làm thơ bảo là viết không cần người đọc là nói cương nói ẩu . Nếu viết không có người đọc nó thì viết làm gì?

 

Mời nghe (ngâm thơ)
Chơi Cút Bắt Với Em
Real Player
mp3

 

Mời nghe (ngâm thơ)
Khúc Tương Tư Đêm
Real Player
mp3

 

Mời nghe (ngâm thơ)
Thành Phố Nơi Em Ở
Real Player
mp3

 

Mời nghe (ngâm thơ)
Nói Chuyện Với Bà Xã
Real Player
mp3

 

 

MN: Anh có ước vọng gì ?

QD: Nếu so với hơn 2000 năm đã trôi qua và còn bao ngàn năm sẽ tiếp nối theo cùng trôi về vô cực , thì mỗi kiếp người hữu hạn có 100 năm quá ư là ngắn ngủi .Đó là chưa kể những bất trắc bất ngờ giăng mắc đầy dẫy trên con đường đời vốn không bao giờ bằng phẳng mà ta đang dẫm bước . Vì thế trong quãng thời gian ngắn hạn này con người được phép sống, cùng hít thở cùng một bầu trời, tôi ước mơ sao bỗng nhiên mọi người cùng bao dung cho nhau , cùng vị tha cho nhau và cùng thông hiểu chia xẻ rất là tình người . Nhưng đó chỉ là ước vọng, bởi vì theo tôi hiểu, nếu trên đời này ai ai cũng hoàn chỉnh như vậy thì làm sao có trời có phật để mà cầu khẩn mỗi khi khổ đau ? Có Chúa có Phật bởi vì trên cõi sống này đang còn có ma quỉ , còn có bức xúc cay đắng gây điều ác cho nhau . Nghe đồn có một cõi khác gọi là vĩnh hằng , nhiều người đang ước mơ được về cõi đó , đôi khi tôi cũng thế . Nhưng nhìn thấy con người đang đầu cơ điều thiện ác để mai sau được về cõi vĩnh hằng , tôi đâm ra phân vân đầy dấu hỏi . Và tôi nghĩ đã có thiên đường thì hẳn có địa ngục , và vì chưa từng thấy những nơi đó , nên theo tôi chắc gì địa ngục buồn hơn thiên đường? Vì thế theo ý nghĩ của tôi trước khi lên thiên đường thành thần thánh, hay xuống điạ ngục làm quỉ sứ thì lúc nào hãy còn ở thế gian thì ráng làm con người cho đúng nghĩa . Chỉ sợ làm người khó quá nên cứ ước vọng hoài mà thôi .

 

MN: Trước 75 và sau 75 anh thích nhà văn nhà thơ nào hả anh ?

QD: Trước năm 1975, tôi thích đọc truyện của Hoàng Ngọc Tuấn . Nhà văn này chuyên viết về tình yêu lãng mạn nhẹ nhàng , thơ mộng của những mối tình học trò bằng lối văn đối thoại dí dỏm mà hồi đó khi còn là một thanh niên vừa lớn hằng ngày phải miệt mài cùng chiến tranh tôi cảm thấy cần đọc để quên đi sự sống chết vờn nhau từng giây phút . Sau 1975 tôi thích truyện của các nhà văn Thảo Trường , Lâm Chương . Văn họ viết chắc nịch , xúc tích, rất bình dị nhưng đầy xúc động . Họ diễn tả giùm tôi những cảm xúc mà tôi có trong da thịt mà tôi không đủ khả năng viết ra.  Về thơ tôi thích thơ của cố nhà thơ Cao Đông Khánh, Cao Tần, chữ nghĩa trong thơ các nhà thơ đó đầy hào sảng, ngang tàng và nước mắt .

 

ToThuyYen_QDuong_LamChuong_PXSinh.jpg (38148 bytes)

(từ trái) Tô Thùy Yên, Quan Dương, Lâm Chương, Phan Xuân Sinh (đứng)

 

 

MN: Anh có nhà văn nhà thơ nào được anh coi là " thần tượng " không ?

QD: Thần tượng của tôi là Kim Dung tác giả của những bộ kiếm hiệp kỳ tình như Thần Điêu Đại Hiệp, Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long, v.v. mà tôi mê từ năm 10 tuổi đến giờ cũng còn mê .

 

MN: Anh nghĩ sao nếu trên đơì này không có thơ văn ?

QD: Cô hãy thử tưởng tượng nếu cuộc sống của chúng ta không có thơ văn thì chúng ta có khác nào là những con ốc vô hồn đang được cuốn quay trong một cỗ máy vô tâm vĩ đại . Cỗ máy vô tâm đó là cuộc sống .Cuộc sống như thế thà chết còn sướng hơn .

 

MN: Anh có gì gửi gấm với độc giả Hồn Quê ?

QD: Qua cô Mỹ Ngọc , tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Biên tập trang báo Hồn Quê đã dành một khoảng trống để tôi được tâm tình cùng độc giả .Và tôi cũng xin cám ơn độc giả đã bỏ chút thời giờ quí báu để theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi tự nãy đến giờ . Tết Nhâm Ngọ sắp đến, xin gửi lời chúc an lành và hạnh phúc đến tất cả .

 

Mỹ Ngọc thực hiện