Phỏng Vấn Nhà Thơ Phạm Ngọc

Huơng Kiều Loan Thực hiện

 

Tôi phải đợi một ngày co’ mưa, và phải là cơn mưa thật nhẹ, cơn mưa thật mỏng, mưa không đủ ướt áo, nhưng đủ ướt cho những hàng mi cong của đôi mắt đẹp, để bắt đầu cuộc phỏng vấn này. Phạm Ngọc, người thi sĩ đã co’ những bài thơ trữ tình, óng muợt, một hồn thơ phong phu’…Thơ Phạm Ngọc đã đuợc nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khu’c. Thơ và nhạc đã bay bổng, bay cao trong vòm trời của âm thanh cùng thi tứ. Và đã gây sự xúc động lớn nơi thính, độc giảû.

Nhiều bạn bè khi nghe CD "Nắng ngày xưa" đã tel hỏi tôi về Phạm Ngọc và xin gửi lời khen tặng tới anh. Hôm nay nhân buổi nói chuyện vơ’i nhà thơ, xin để Phạm Ngọc trả Lời những thắc mắc của thính, độc giả dùm tôi nhe’.

 

phamngoc.jpg (39722 bytes)

 

Hương Kiều Loan (HKL) : Trươ’c tiên xin anh sơ lược cho độc giả Hồn Quê biết chút ít về anh, như thân thế, việc làm, gia cảnh, thời gian định cư tại US?

Phạm Ngọc (PN): Tôi quê quán ở Thái Bình, Bắc Việt. Gia đình vào Nam năm 1954 và đến Hoa Kỳ từ năm 1975 sau một thời gian tạm cư tại Hồng Kông. Hiện tôi làm kỹ sư nghiên cứu cho một công ty sản xuất tia Laser và dụng cụ Y khoa tại California.

 

HKL Anh bắt đầu làm thơ từ bao giờ, và do đâu anh bước vào lãnh vực này?

PN: Những ngày còn học trung học Nguyễn Trãi ở Sàigòn. Tôi co’ 2 người bạn thân học cùng lơ’p rất mê thơ, những lu’c la cà ở các quán cà phê thường ngồi nói chuyện về thơ từ Nguyễn Đình Thi đến Nguyễn Tất Nhiên, Nguyên Sa... Tôi nghĩ hai người bạn này ( đã mâ’t tích trên đường vượt biên ) là 2 người đã đưa đẩy tôi đến vơ’i thơ. Cũng trong khoảng thời gian đo’ (năm học đệ Nhất) tôi làm bài thơ đầu tiên đăng trên đặc san Xuân của trường. Thật ra lúc đo’ tôi mê Triết hơn thơ, thầy Triết của tôi là Nhà văn Huỳnh Phan Anh, ta’c giả rất nhiều truyện dịch cũng như sa’ch Triết học và một tập khảo luận rất nổi tiê’ng : "Văn Chương, Khoảnh Khă’c và Thời Gian". Ông thường đưa những sách Triết cho tôi đọc. Khi làm tờ ba’o cho trường, ông là Giaó sư cô’ vấn cho BBT. Đọc qua bài thơ của tôi trên báo, ông khuyến khích tôi rất nhiều trong việc sáng tác.

HKL: Như đã biết , văn nghệ là thú chơi, hay nghề tay trái của anh, vậy anh co’ thể cho biết anh sáng tác thơ trong trường hợp nào ( vì bận rộn sinh kế) nguyên nhân? cảm hứng từ đâu? hư cấu hay dựa vào sự thật?

PN: Đúng như chị nói, tôi nghĩ chẳng co’ ai làm thơ professional cả, hầu hết là nghề tay trái. Thơ chỉ là một môi trường cho tôi trang trải tâm sự, không phải chỉ tâm sự của riêng mình mà tâm sự của những người chung quanh mình. Thực cũng có, mà hư cấu cũng có. Theo tôi thơ viết từ những cảm xúc chân tình vẫn lôi cuốn người đọc hơn. Còn chị hỏi sáng tác lúc nào thì khó mà trả lời, vì thơ cũng như cảm xúc đến rất bất ngờ. Đôi khi nhìn một bư’c tranh, nhìn một người thiê’u nữ đẹp, duyên da’ng, nhìn những bối cảnh chung quanh cũng co’ thể gợi y’ cho tôi sáng tác.

Mời Nghe
Giữ Ta Lại Với Nhánh Sầu Điêu Linh
Thơ: Phạm Ngọc
Trình Bày: Thanh Thảo
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL:Trong những cuốn thơ đã xuất bản, cuốn nào anh ưng ý nhâ’t, và xin anh nói chút ít về cuô’n thơ đo’.

PN: Tôi góp mặt trong vài tuyển tập thơ tại hải ngoại, cùng in chung 2 tập thơ với những người bạn rất thân. Tập thơ "Vùng Ký" Ức tôi in chung với nhà thơ Nam Giao, "Nơi Tình Yêu Ẩn Náu" cùng Nguyễn Thị Khánh Minh, Mỹ Ngọc và Nguyễn Đức Cường, đây là những người bạn cũ quen biết nhau từ những ngày còn học đại học in chung vơ’i nhau tập thơ làm kỷ niệm sau khi gặp lại nhau tại hải ngoạị

Tập thơ "Nỗi Đam Mê Muộm Màng" (HAT 1997) và "Tình Cờ" (Văn Tuyển 2000) là 2 tập thơ riêng của tôi. Chị hỏi ưng ý với tập thơ nào thì thật ra khó trả lời vì mỗi tập thơ dù in chung hay in riêng đều đánh dấu một giai đoạn trong cuộc đời mình, và tôi chưa bao giờ ưng ý với thơ của mình, ngay cả những bài thơ tôi vừa viết hôm qua.

 

HKL: Anh đã có bao nhiêu tác phẩm trình làng? và dự tính gì trong tương lai? xuất bản thêm sách hay nghiêng về CD nhạc? 

PN: Như đã trả lời cùng chị ở trên về những tác phẩm mà Văn Tuyển đã xuất bản và tuyển tập thơ "Lục Bát Tình" cùng nhiều ta’c giả còn trong thời kỳ sơ khai. Hiện tại tôi chưa có một ý định gì, hy vọng trong tương lai khi thời gian cho phép tôi sẽ tái bản Văn Tuyển. Về CD nhạc thì ngoài 2 CD tôi đã hoàn thành tôi đang thực hiện CD thứ 3 mang tựa đề "Tự Tình", sẽ hoàn thành vào mùa Xuân 2002. 

 

HKL: Ở những cuốn đã xuất bản, lời thơ thật nhẹ nhàng, thật đẹp, nhưng qua mấy bài dạ khúc, tôi thấy lời thơ đã khác lạ hẳn, bạo hơn,... anh đang chuyển hướng đi?

PN: Cảm tạ lời khen của chị. Tôi nghĩ thơ mỗi người viết một sắc thái và người đọc có một nét cảm nhận riêng, những gì đọc nhẹ nhàng đối với một người có thể ngược lại đối với người đọc khác. Với tôi khi làm thơ được độc giả cảm nhận là một niềm vui riêng, đó là điều khuyến khích mình trong việc sáng tác.

Những bài Dạ Khúc hay Điệp Khúc tôi viết sau này nếu có thay đổi cũng chỉ là những thay đổi tự nhiên, cùng lúc tôi vẫn muốn đi tìm cho mình những gì mới lạ trong thợ Tôi vẫn thích đọc thơ của hai người bạn thân là nhà thơ Quan Dương và Nguyễn Thị Khánh Minh, có thể tôi thiên vị về bạn mình nhưng theo tôi thơ của họ dù dùng những ngôn rất thường nhưng ý tứ rất mới.

Mời nghe:
Thôi Nhe ù
Thơ: Phạm Ngọc
Nhạc: Mai Đức Vinh
Trình Bày: Hạnh Nguyên
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL: Theo anh một nhà thơ phải đủ những điều kiện nào để có thể được gọi là thi sĩ, hay tự nhận mình là thi sĩ?

PN: Thưa chị tôi không phải là thi sĩ nên không dám có những nhận xét về việc này. Tôi nghĩ người VN mình giầu tình cảm ai cũng là một nhà thơ cả, vì quê hương mình quá thơ mộng, bối cảnh chung quanh tạo nên thơ.

 

HKL: Tôi đã nghe có người nói: " PN thở ra thơ", anh là người thứ hai được bạn bè tặng cho cái biệt tài độc đáo đó. Có phải tại vì anh nhìn đâu, khiá cạnh nào cũng ra thơ ?

PN: Chị đừng nói vậy tội chết. Đó chỉ là những lời đùa giỡn của bạn bè. Chắc tại tính tôi nhạy cảm nên khi chạm phải những cảm xúc nhẹ nhàng cũng nghĩ ra thơ, mà đâu phải ý nghĩ nào cũng hay đâu chị.

 

HKL: Được biết anh có nhà xuất bản Văn Tuyển truớc đây, và vẫn hoạt động?

PN: Thưa chị cách đây 3 năm tôi cùng vài thân hữu và Họa sĩ Huỳnh Ngọc Điệp thành lập nhà xuất bản và tạp chí Văn Tuyển. Tôi có cơ may quen biết nhiều bạn bè trong giới văn nghệ nên cũng muốn tạo ra một môi trường cho họ có dịp đăng tải bài vở cũng như in ấn sách báo của mình. Đây là một việc làm bất vụ lợi vì khi còn ở Việt Nam gia đình tôi có nhà xuất bản Nhật Tân in ấn sách giáo khoa nên tôi cũng biết chút ít về việc nàỵ. Quá bận rộn với cơm áo hàng ngày nên sau hơn hai năm phát hành Tạp Chí Văn Tuyển tạm đình bản. Trong thời gian này Văn Tuyển cũng đã xuất bản được một vài tập truyện và thơ như "Về Dưới Hiên Xưa" (thơ Song Vinh), "Khoảng Trời Riêng" (thơ Tường Vi), "Giữa Hai Mùa Gió" (truyện Nguyễn Thị Phong Dinh), "Mùa Đông Hò Hẹn" (truyện Lê Thị Nhị) , "Thơ Nguyễn Đức Bạtngàn 1975-2000", "Viên Đạn Cuối Cùng" (truyện Hoàng Ngọc Liên), "Tiếng Gọi" (thơ Phạm Ngọc Vinh), "Tình Cờ" (thơ PN), "Tuyển Tập Truyện Ngắn 14 Tác Giả", còn vài tác phẩm nữa mà tôi dự định sẽ xuất bản trong ngày gần đây khi thời gian cho phép, đặc biệt là Thi tập "Lục Bát Tình" mà tôi đã hoàn thành bản thảo. Những tác phẩm này đóng góp rất nhỏ nhoi nhưng là một kỷ niệm giữa tôi và thân tình bằng hữu.

Xin mời nghe:
Nắng ngày xưa
Nhạc: Hoàng Khai Nhan
Hạnh Nguyên trình bày
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL: Thơ là tinh túy của chữ nghĩa, nên kén độc giả, vì thế thơ khó bán hơn truyện, anh có ý kiến gì về điều này không? Nhất là khi mạng lưới hoàn cầu xuất hiện, người ta được đọc thơ trên mạng lưới, thích bài nào có thể in bài nấy. Điều này co’ ảnh huởng tai hại cho sự in thi phẩm cuả các thi sĩ ?

PN: Thưa chị kỹ thuật vi tính tân tiến có những ưu điểm và khuyết điểm. Sống ở cái xã hội máy móc này, mọi người đều vội vã, thời gian giới hạn nên đôi khi đọc được một bài thơ hay một truyện ngắn trên NET là một điều tiện lợi. Nhưng có một điều đáng buồn là với những phương tiện hiện đại này sẽ mất đi cái thú ngồi đọc một tập thơ hay một tập truyện khi có thời gian và tủ sách tiếng Việt trong gia đình sẽ mỗi ngày một thưa thớt đi. Còn về việc xuất bản thơ cũng như tập truyện, tôi nghĩ ít có ai khi xuất bản sách của mình tại hải ngoại mong mình sẽ lấy lại được vốn, chỉ mong có dịp phổ biến những sáng tác của mình rộng rãi hơn mà thôị. Ngay cả điều này cũng khó khăn vì thơ rất khó tiêu thụ. Hầu hết các nhà thơ khi phát hành một thi tập cần phải tổ chức ra mắt sách của mình ở vài nơi để phổ biến. Việc này cũng tốn kém rất nhiều nếu không có sự ủng hộ và bảo trợ của các tư nhân cũng như hội đoàn. Cũng vì ly’ do này mà nhiều tập thơ không ai biết đến.

ht11.jpg (42793 bytes)

Từ trái: Vĩnh Tuấn, Thu Thuyền, Nhật Nguyễn,
Đặng Phùng Quân, Quan Dương, Nguyễn Trung Hối,
Nguyễn Mai Phương, Phạm Ngọc

 

HKL: Anh Đàm Trung Phán, một giáo su đại học bên Canada, có phê bình rằng: bài thơ "Ta" của Phạm Ngọc không còn là thơ nữa, mà là một triết lý về đời, xin anh cho biết ý kiến nhận xét đó có đúng và trong trường hợp nào? tình cảnh nào để anh có thể viết lên tâm sự, ý tưởng tuyệt vời như thế?

PN: Như đã nói cùng chị mỗi người đọc có một nét cảm nhận về thơ khác nhau - Bài thơ "Ta" của tôi là một bài thơ rất tầm thường, có thể anh Đàm Trung Phán nhìn thấy chút gì triết lý cũng chỉ là nhận xét riêng của anh mà thôị Khi tôi viết bài này chị đọc kỹ sẽ thấy chẳng có gì là quan trọng hay triết lý cả. Chỉ là những nhận xét của tôi về chính bản thân mình mà thôị. Khi người đọc hay người nghe cảm nhận, nhìn thấy được chính mình trong đó là đã chia sẻ được chút tâm sự của ta’c giả.

Xin mời nghe
Ta
Thơ: Phạm Ngọc
Nhạc và hòa âm: Quốc Dũng
Trình bày: Bảo Yến
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL: Nhiều thính giả đã tel nói chuyện rằng họ thâu bản "Ta", "Tình Bỗng Khói Sương", "Phiến Đá", làm nhiều lần, lập đi lập lại để nghe cho đã, và càng nghe càng thấy thấm cái buồn của tư tưởng, và ý nghĩa. Thơ tình anh quả thật rất đẹp, và cũng thật buồn, hẳn "chuyện tình" của thơ cũng phảng những nét đó chăng ?

PN: Thưa chị, những bản nhạc phổ từ thơ của tôi, đặc biệt là những bài chị vừa nhắc qua mà nhiều người thích nghe đi nghe lại, chắc cũng chỉ tại vì họ lạ tai, vì chưa nghe nhiều lần mà thôi. Bài thơ , hay bản nhạc, có còn tồn tại hay không chỉ có thời gian mới trả lời được về vấn đề này. Còn chị nói thơ tình đẹp, thật ra có thơ tình nào "xấu" đâu chị. Nhìn lại những bài thơ tình đã được phổ nhạc như "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Thà Như Giọt Mưa", "Tuổi Mười Ba", và hàng ngàn bài khác nữa tôi thấy bài nào cũng đẹp cả. Và thơ tình "buồn" tôi nghĩ dễ đụng tim hơn thơ tình "vui" dù có nhiều bài thơ tình "vui" cũng rất hay.

Xin mời nghe:
Tình Bỗng Khói Sương
Thơ: Phạm Ngọc
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Trình bày: Bảo Yến
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL: Có nhạc sĩ đã nói là thơ anh rất dễ phổ nhạc, vì chính trong thơ đã đầy nhạc tính, lời thơ thật mượt và óng chuốt, hoà với nốt nhạc thật dễ dàng tự nhiên, mà không cần phải thay đổi chữ nghĩa khi phổ thành bản nhạc. Anh chủ ý viết như thế hay là một tình cờ?

PN: Tôi không phải là nhạc sĩ, cùng chẳng biết một nốt nhạc nào nên xin dành câu trả lời này cho các nhạc sĩ. Chỉ qua thính giác của người nghe thì tôi nghĩ bản nhạc nào lời hát dễ nhớ, điệu nhạc dễ nghe thì dễ ngấm vào người thưởng thức hơn.

 

HKL: Vâng, tôi cũng được biết, có những chữ hay câu, ở một bài thơ thì rất tuyệt, chữ bung phá, sôi mạnh trong ý tưởng diễn đạt, nhưng khi qua nhạc thì lại không ổn, không hợp nữa, bởi cấn lưỡi ca sĩ. Anh thấy điều đó có đúng? vì ca sĩ khó hát?

PN: Câu hỏi này cũng xin dành cho các nhạc sĩ cũng như người hòa âm và ca sĩ. Ngôn ngữ VN mình phong phú lắm tôi nghĩ những chữ "bung phá" như chị nói cũng có thể thay bằng chữ đồng nghĩa khi viết thành nhạc.

 

HKL: Cơ duyên nào để thơ và nhạc đã thành hình và gửi đến thính giả anh có thể cho biết được không?

PN: Chuyện này thì hơi dài dòng một chút, bài thơ đầu tiên của tôi được phổ nhạc là bài "Thương Nhớ Cố Đô" (1976), nhạc sĩ Võ Tá Hân người viết bản nhạc này và thu thanh trong CD thứ 12 của anh là đàn anh của tôi tại trường Trung học Nguyễn Trãi. Anh tình cờ đọc về tôi trong thi tập Cụm Hoa Tình Yêu và cảm hứng viết bản nhạc này vì 2 lý do là bài thơ viết về Huế (anh Hân sinh quán ở Vỹ Dạ, Huế) và vì tôi cùng học Nguyễn Trãi với anh.

Cũng từ bản nhạc và CD này mà nhiều nhạc sĩ khác biết đến tôi như anh Lê Mộng Nguyên (tác giả Trăng Mờ Bên Suối), Trịnh Hưng (tác giả Tình Thắm Duyên Quê), Anh Việt Thanh (Tác giả Đời Con Gái), cũng như các anh Phạm Anh Dũng, Hoàng Khai Nhan, Nguyễn Đức Cường, Minh Sơn, Đặng Tống, Nguyễn Hữu Tân, Cao Mặc Niệm, Hồ Hoàng Hạ, Mai Đức Vinh, Ngọc Linh Trang, Lê Vũ, Nguyễn Linh Quang...và đa sô’ các nhạc sĩ mà tôi có dịp quen biết sau này đều qua sự giới thiệu cũng như họ đã được thưởng thức giòng nhạc Võ Tá Hân.

Ngay cả nhạc sĩ Quốc Dũng (tác giả bài Mai) người phổ nhạc hai bài thơ "Ta" và "Thu Về Nơi Đâu" của tôi, là bạn học cũ của anh Hân tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn. Anh Quốc Dũng cũng là người giúp tôi trong việc hòa âm 2 CD "Nắng Ngày Xưa" và "Thu Khúc Cho Người". Với các nhạc sĩ này hai anh Phạm Anh Dũng và Mai Ddức Vinh là hai người cảm nhận được giòng nhạc trong thơ của tôi nhiều nhất, hình như bài nào tôi viết hai anh cũng có thể viết thành nhạc được, sau đó là đến nhạc sĩ Anh Việt Thanh ở Pháp. Tôi nghĩ 3 người nhạc sĩ này cùng mang một chút gì u ẩn trong tâm sự như tôi nên họ cảm nhận thơ của tôi rất dễ dàng, dù những bài thơ của tôi rất tầm thường.

Xin mời nghe:
Cứ Ngỡ
Thơ: Phạm Ngọc
Nhạc: Võ Tá Hân
Trình bày: Trung Hậu
Real Player
mp3 (high quality)
 

VTH.jpg (17911 bytes)

 

HKL: Anh có bao giờ sáng tác trong cơn say hoạc sáng tác trong giấc mơ không? 

PN: Thưa chị cái này cao siêu quá, tôi lại chỉ uống rượu xã giao nên chưa bao giờ được diễm phúc làm thơ trong cơn say.  

 

HKL: Bài thơ nàò anh thấy rằng có thể diễn tả hay tiêu biểu đuợc về chính tác giả?  

PN: Nếu "thơ là người" như nhận định của mọi người, thì tôi nghĩ trong thơ của tôi đã ẩn hiện chính mình trong đó. 

 

HKL: Anh nghĩ sao về thế hệ trẻ với nền văn chương chữ Việt ở hải ngoại? Anh có nghĩ rằng sau thế hệ của chúng ta mất đi, văn chương Việt sẽ phôi pha dần, vì lớp trẻ ở hải ngoại nghiêng về ngôn ngữ nước người nhiều hơn, ngay cả lớp tuổi trẻ dưới 30 tuổi, họ cũng viết văn, làm thơ tiếng Mỹ nhiều hơn là làm thơ tiếng Việt... Lớp nhỏ nữa thì các em đọc được, hay nói được tiếng Việt thông thạo đã là một điều mừng lắm rồi, không thể ao ước xa hơn là họ viết đuợc văn xuôi, văn vần của lứa tuổi ngoài 20 hay dưới 20, như ở trong nuớc, anh thấy điều đó có đúng không? 

PN: Nhìn lại văn học VN tại hải ngoại 25 năm qua tôi thấy những người viết trước 75, ít hay nhiều họ vẫn tiếp tục sáng tác và phát hành tác phẩm của họ tại hải ngoại. Đó là một điều đáng qúy. Và không thiếu những ngòi bút trẻ sáng tác tại hải ngoại mặc dù trong khuôn khổ liên mạng, và một số đã bắt đầu xuất hiện trên các tạp chí văn học nghệ thuật tại hải ngoại đó cũng là một niềm vui và hy vọng sẽ còn nhiều ngòi bút khác cũng sẽ xuất hiện trên cả hai môi trường.

Còn vềâ việc sách báo tại hải ngoại theo nhận xét riêng của tôi thì ngoài những nhật báo xuất hiện khắp nơi trên các cộng đồng VN, các tạp chí văn học cũng không thiếu trong hơn ¼ thê’ kỷ qua, mặc dù việc phát hành một tạp chí rất tốn kém và mất nhiều thì giờ và hầu hết người viết chính là người nuôi sống tờ báo hơn là độc giả, dù sao đi nữa đó là một điều đáng khích lệ trong việc duy trì nền văn hóa VN tại hải ngoại.

Mời Nghe
Ai Về
Thơ: Phạm Ngọc
Trình Bày: Lý Bạch Huệ
Real Player
mp3 (high quality)

 

HKL: Anh có thể cho biết nguyên nhân nào, hay kỷ niệm nào, khiến PN đặt tên sách là : " Nắng Ngày Xưa" và cả CD nữa? 

PN: Thưa chị, người bạn tôi là Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh có viết một bài thơ mang tên "Theo Mãi Bên Đời" trong thi tập "Trăm Năm" của chị xuất bản năm 1991. Bài thơ này vẫn ám ảnh tôi từ lần đầu tiên chị KM đưa cho tôi đọc, xin phép chị đọc lại hai đoạn thật ngắn như sau: 

"Vẫn theo mãi bên đời.
Chiều hạ vàng rực rỡ
Vẫn chìm trong hơi thở
Nét thơ buồn không nguôi 
Vẫn vương mãi bên đời
Lời ca thơm sông núi
Vẫn về trong đêm tối
Nắng Ngày xưa yên vui..." 

Thật vậy trong mỗi chúng ta ai cũng mang một tâm sự như thế, "Nắng Ngày Xưa" bắt nguồn từ đó. 

 

HKL: Những nhà văn, nhà thơ trước 75, kể cả tiền chiến, anh thấy người nào ảnh hưởng đến đường lối sáng tác của PN nhiều nhất, và anh thích ai nhất? Tác giả ngoại quốc, Pham Ngọc thích đọc ai nhất, và tác phẩm nào Phạm Ngọc thích nhất? 

PN: Như đã nói cùng chị trước 75 tôi đọc sách triết và truyện nhiều hơn đọc thơ, hầu hết những thơ đọc qua là từ sách giáo khoa những ngày còn đi học, và cũng như mọi người cùng lứa tuổi của tôi, ai cũng đọc Du Tử Lê, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên... sau này tôi đặc biết rất thích thơ của Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Đức Bạt Ngàn và Hải Phương.

Còn chị hỏi ảnh hưởng đường lối sáng tác của ai? thì thật ra người đã làm thơ nên tránh bị ảnh hưởng của người khác và phải đi tìm một hướng đi một sắc thái riêng cho mình. Nếu có, thì chắc tôi bị ảnh hưởng của bạn bè nhiều hơn.

Về sách ngoại quốc thì tôi chỉ thích đọc truyện của John Le Carre và John Grisham. Lúc này bận rộn quá cũng chẳng có thì giờ đọc, nhà văn Nguyễn Trung Hối có gửi tặng tôi vài tập thơ của tác giả Anh và Pháp nhưng chưa có dịp đọc qua. 

 

HKL: Ngoài bút hiệu Phạm Ngọc, anh còn có những bút hiệu naò khác? Và viết về thể loại gì? 

PN: Trước 75 tôi viết vài bài thơ dưới tên Từ Dung, sau này biết có người tên Từ Dung ở Pháp nên tôi không dùng tên này nữa và viết dưới tên Hà Anh Tú. Bây giờ thì chỉ dùng tên tộc của mình là Phạm Ngọc mà thôi, mà tôi nghĩ cái tên chẳng có gì quan trọng về vấn đề này cả.

 

HKL: Nghe nhiều người nói anh dịch nhiều thơ ra tiếng Anh, hay ngược lại, và đã có xuất bản một tập thơ song ngữ, xin anh cho biết thêm về tập thơ này? 

PN: Thưa chị, ai đó tôi không nhớ đã nói "dịch là phản", việc này rất khó khăn. Tôi đọc nhiều bài thơ của bằng hữu rất hay nên dịch ra Anh ngữ để giới thiệu đến độïc giả người Mỹ. Bài thơ tôi dịch qua Anh ngữ mà cho đến bây giờ tôi vẫn hài lòng là bài "Tặng Vật" (A Gift) của Nhà thơ Nguyễn Đức Bạt Ngàn.

Tôi đã góp mặt và giúp edit hai tập thơ song ngữ là tập "The Silence of Yesterday" (Sự Im Lặng Của Ngày Hôm Qua) do Cội Nguồn xuất bản và thi tập "Flowers of Love" (Cụm Hoa Tình Yêu) do Hội Thơ Tài Tử xuất bản 

 

HKL: Anh có muốn bày tỏ chút tâm tình riêng tư với các độc giả? 

PN: Tôi xin phép chị cho tôi chép lại một đoạn "lời ngỏ" trong thi tập Tình Cờ của tôi:

" Thơ là một cuộc hành trình, tôi vẫn đi miệt mài dù biết có thể mình sẽ không bao giờ đến. Xin cảm ơn người cùng bằng hữu chân tình đã khơi nguồn cho thơ và đi cùng tôi trong cuộc hành trình ..."

Xin mời nghe:
Phiến Đá
Thơ: Phạm Ngọc
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Trình bày: Bảo Yến
Real Player
mp3 (high quality)

 

Dứt điện thoại với nhà thơ xong, thì bên ngoài trời cũng đang có những cơn mưa nhỏ. Không biết từ bao giờ tôi lây cái ý thích đi dầm duới mưa của một nguời thân quý ở xa, xa ghê lắm. Tôi muốn đuợc huởng cái lạnh se se nhẹ nhàng của những dây mưa bụi, những tơ nuớc trời thật nhẹ, thật mỏng, chỉ đủ làm tuơi thêm mầu sắc của vạn vật. Mùa này những hàng phuợng tím, hoa còn chưa búp nụ, nhưng mầu hoa nhung nhớ vẫn tím cả khung trời. Lời thơ và giòng nhạc trữ tình còn vẳng bên tai, mang tôi về với kỷ niệm chiều nao đi duới những hàng cây Gum xanh bóng mát, bên con suối nhỏ nuớc nguồn…

 

"….Ta phiến đá buồn
Em cơn mưa nhỏ
Rơi từng giọt nhẹ
Gõ đời ta đau…"

Mưa vẫn còn giăng bụi nước ngoài không gian khi tôi đã khép cửa nhà. Ừ sao mà đúng:

" Em cơn mưa nhỏ
Gõ đời ta đau…"

 

HKL.jpg (146848 bytes)

Hương Kiều Loan