Ngô Thụy Miên (Paris 2002)

 

PARIS TRONG TÂM HỒN THI CA của MIÊN

Bích Xuân,Paris

 

Paris bắt đầu nhộn nhịp khách mới, giữa con người đối diện với cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhưng không thiếu nét hùng tráng, còn tồn tại trên những tảng đá. Các hình thù kỳ dị, mang dáng dấp những vị thần huyền bí của thủa hồng hoang. Du khách các nơi muốn ngược dòng thời gian về lại thời vua chúa hậu cung, quyền năng tối thượng. Có thiếu nữ khỏa thân trong trắng, bên cạnh ngọn đèn lưu ly tỏa sáng giữa vũ trụ mênh mông…

Cuộc sống là những gì luôn luôn xảy ra chung quanh trong tình cảm. Tôi muốn chia sẻ nên thường hay đi tìm cái đẹp bằng sự cảm nhận, buồn, vui, hay hạnh phúc…Đi xem một buổi triển lãm tranh. Mỗi bức tranh của mỗi họa sĩ, vừa cụ thể vừa trừu tượng, hàm chứa niềm cảm xúc sâu xa trở nên sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc thẩm mỹ, thể hiện được cái hồn của tác phẩm. Hay nghe một bản nhạc tình ca âm thanh phát ra đặc biệt, như đang phô diễn một trạng thái của tâm hồn. Thơ ca, âm nhạc, hội họa là thứ nghệ thuật cao, mỗi lọai có hương thơm riêng, tùy theo sáng tác của mỗi người, nhưng phải có điểm chung là nghệ thuật thì tác phẩm mới trường tồn .

Trong chúng ta không ai mà không một lần đã xúc động khi nghe xong một bản nhạc tình yêu. Dĩ nhiên không phải tất cả bài ca tình yêu nào, cũng dễ lọt vào tai người nghe. Nghe xong bản nhạc, trong tai tôi cứ âm âm u u dòng nhạc vừa qua, tôi chẳng còn nghe thấy gì ngòai âm vang đó. Bài nhạc là gương mặt của tác giả. Và đã là âm nhạc thì không bao giờ có bản nhạc hay cuối cùng.

Tôi được nhà thơ Đinh Trường cho hay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sẽ từ Hoa Kỳ sang Paris, để góp mặt trong chương trình video Thúy Nga. Đang tính không biết làm cách nào để gặp được ông nhạc sĩ có bộ râu mép này đây ! Mấy ông nhạc sĩ, ca sĩ mà đi thâu hình, như chuyện đi mây về gió, không biết họ rảnh giờ giấc nào để mà gặp ! Trong khi chờ đợi, tôi nằm nghe lại mấy bài nhạc tình, lời của Ngô Thụy Miên thẳm sâu vọng ra, nó có màu sắc đa dạng, gợi lên một cái gì dứt khoát trong tình cảm, không xưa không mới, làm cho người nghe cảm thấy hòa âm, hòa điệu trong nhạc. Rất quen và rất lạ của dư âm, làm tôi nhập nhòa ký ức, có một thời nào được yêu, được khóc bởi tình yêu. Thích vì âm thanh không mạnh mẽ mà bâng khuâng, không ồn ào mà dìu dịu nét lãng mạn dấu ấn của thời đại. Chao ôi ! nỗi niềm chỉ chực bùng lên. Lời nhạc biểu hiệu cái thuộc về trái tim. Đã làm nên cái duyên cho bài nhạc, có cốt cách riêng mà không kém một khúc tình ca nào. Nên khi nghe xong khúc nhạc trong một không khí êm ả, tôi thường có tâm trạng man mác, như nghe tiếng sóng ở trong lòng, và hòang hôn thì trong mắt kia của… ai ở đâu đó, cũng đủ mềm yếu sự xa vắng, mông lung. Và, bản chất tôi thích khi viết, có xu hướng lãng mạn với chủ quan mới là hiện thực, nghệ thuật. Bởi vậy Belinki đã định nghĩa: "Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim ".

Một buổi chiều đẹp trời có tiếng gọi phôn. Xin nói ngay người đang gọi phôn cho tôi là nhạc sĩ họ Ngô, chuyên trị nhạc Tình Ca. Hẳn quí vị cũng thừa biết chuyện sau đóù là chuyện…hẹn hò. Hò hẹn để đi ăn điểm tâm buổi sáng…

Hơi sương còn bay theo nắng mai, giữa mùa xuân mát dịu thơm lành, bên hàng cây xanh non chưa có tên hoa. Thỉnh thoảng dâng lên cái mùi mưa nắng hôm qua. Aùnh sáng bay ngang như rụt rè, thăm dò trên những chiếc bánh croissant, bên ly cà phê đặc thù Tây phương, có bơ, sữa tươi, cam vắt, bánh mì, trai cây nghiền nát dầm đường (confiture) v.v…Chúng tôi ngồi trong nhà hàng La Coupol, một trong những nhà hàng nổi tiếng sầm uất tại Paris, song song bên cạnh là nhà hàng Le Dome trên Đại lộ Montparnase. Nói đến nhà hàng Le Dome là nói đến một thủa xa xưa, như một bóng mát duy nhất, tiêu chuẩn chung cho các ngành văn nghệ sĩ tài tử : ci-nê, họa sĩ, nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Voltaire, Baudelaire, Lamartine « nghĩ ngơi » họp hộiŽ…(1790 –1870 )

Trươuc mắt tôi một nghệ sĩ tưong traui nhei nhaong tinh tế, rất loch laom vao cuong rất ngoit. Nuung theo kieau phong lưu taoi tưu, touc daoi râu ngắn, vưoa nơn giaun vưoa cơui mơu nhưng cou cân nhắc. Tôi nhin haong râu hoang vu rậm rot hoi Ngô cou vaoi sơii baich kim hai bên meup. Nhaic sĩ nhin tôi cươoi, nui cươoi nuung lao…Tinh Ca. Vaen nghệ lao một nhop caau nea gặp gơo giơui vaen nghệ sĩ. Nghĩa lao chưa biết cauc nghệ sĩ mao như nao biết nhau roai, vao nôi bên caum thấy rất vui veu vơui nhưong câu chuyện, giưoa nất trơoi traon trea âm nhaic .

Buổi gặp gỡ đầu tiên với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Tôi về gom tất cả lại, xổ hết ra để viết một câu chuyện gởi đến bạn đọc. Nhưng tôi viết hơi phóng khóang, trong một sự gặp gỡ hoặc một tình tiết nhỏ. Vì đối với đàn ông, tôi vừa thích vừa sợ, vừa yêu, vừa ghét, vừa chán…Giống như chuyện tôi thích ăn món ăn Tây, mặc áo Tây, rồi lại chán chê món Tây, chán mặc áo Tây đài các vậy, cũng đủ viết được một mẫu chuyện ngắn thú vị. Vì chuyện đời thường diễn ra trong cốt truyện mà…

Buổi ăn sáng đã xong. Xe cộ bắt đầu ngược xuôi thành phố. Tôi nói nhỏ với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gần như là thì thầm :

-Buổi tối con đường này bị bao vây bởi sự nhộn nhịp về đêm, của mấy cô tóc vàng môi đỏ mắt xanh uớt át lẳng lơ, nhởn nhơ tựa như những cánh bướm…Nếu các cô gái ấy không lẳng lơ thì chán lắm ! Và, cái cảm tưởng thú vị nhất của tôi khi cùng anh dùng bửa điểm tâm hôm nay. Gặp anh là tôi sướng lắm ! Vì, tôi đang làm cái công công việc «đào sâu» trong tâm hồn, biểu lộ ở đủ lọai tình cảm, và chuyển lại các câu hỏi của bạn đọc đến anh. Nhạc anh gây ấn tượng được khán giả bảo là hay. Tình cảm khán giả dành cho anh thật nồng nàn. Xin anh cho độc giả khả kính, yêu mến nghệ thuật, nhất là thứ nghệ thuật ấy là âm nhạc. Xin cho biết anh đến với âm nhạc do hoàn cảnh hay say mê ?

 

Ngô Thụy Miên bắt đầu câu chuyện bằng một giọng điềm tĩnh :

 

Cám ơn Bích Xuân. Có thể nói, là do cả 2. Được bố mẹ cho theo học nhạc từ những ngày còn bé. Năm 1963 tôi bắt đầu sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Năm 1965, tình khúc đầu tiên Chiều Nay Không Có Em dưới bút hiệu Ngô Thụy Miên đã ra đời từ những thôi thúc, tình cảm xôn xao của một thời tuổi trẻ đầy mộng mơ, và hy vọng.

Bích Xuân: -Ý nghĩa cái tên Ngô Thụy Miên !

Cũng như Quang Bình, Đông Quân. Thụy Miên chỉ là một cái tên để xưng hô thôi. Những năm 60, bạn bè văn nghệ quý mến đặt cho. Không có gì đặc biệt.

-Trước khi sáng tác nhạc, anh đã viết văn, làm thơ, vậy theo anh hai thể loại này có hổ trợ gì cho nhau trong việc sáng tác ? Anh nghĩ giữa thơ, văn và nhạc cái nào khó hơn !

Viết văn, làm thơ, chỉ là một giai đoạn ngắn trong quá trình hoạt động văn nghệ của tôi. Sáng tác ca khúc mới thực sự là những gì tôi muốn làm từ những ngày đầu tiên. Riêng cá nhân tôi, khó mà khẳng định là 2 bộ môn trên đã hổ trợ trong việc viết nhạc.

Có lẽ bây giờ chỉ có nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn mới có thể đưa ra nhận định chính xác về đề tài này. Ngoài ra tôi cũng đồng ý với ông anh Nguyên Vô của tôi là "Thơ tự nó chất chứa âm nhạc, hội họa và vượt thoát được những gò bó, giới hạn của quy luật, văn phạm trong ngôn ngữ thông thường…". Do đó sáng tác một bài thơ hay, giá trị, có lẽ là khó khăn nhất.

- Cuộc sống phong phú hay cuộc sống thăng trầm tạo ra tác phẩm ?

Tôi nghĩ là các tác phẩm để đời thường đến từ những trái tim biết rung động trước những biến đổi của thiên nhiên, vạn vật, của tình người, của cuộc sống…Nhạc sĩ Văn Cao có phải đã chịu đựng một cuộc sống đầy thăng trầm, nghiệt ngã? và nhạc sĩ Phạm Duy có một cuộc đời thênh thang, phong phú? Cả 2 ông đã cho chúng ta những tác phẩm bất hủ phải không?

-Khi sáng tác nhạc anh kỵ điều gì nhất ?

Là một người sáng tác hoàn toàn vì "nghệ thuật", 2 điều mà tôi không thích nhất là giả dối và vay mượn. Tôi vẫn nghĩ, người viết tình ca cần phải có một tấm lòng chân thành yêu đời, một trái tim nồng nàn yêu người, và nên tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường mới để phục vụ nhân sinh.

-Khán giả mến mộ và thán phục anh qua các nhạc phẩm về TÌNH YÊU. Anh nghĩ sao về điều này ?

Khi bắt đầu sáng tác, tôi đã tự chọn cho mình con đường tình ca, có lẽ phần lớn là do cái tính lãng mạn, đa cảm, đa sầu của tôi. Một lần nào đó tôi đã có nói là "chỉ xin được nhớ đến như một người viết tình ca không hơn, không kém". Hôm nay được quí khán thính giả chia xẻ, cũng như mến mộ những đứa con tinh thần của mình như Bích Xuân nói, thì quả thật là một niềm hạnh phúc lớn cho cá nhân tôi. Xin được gửi lời cám ơn đến tất cả.

-Về đề tài TÌNH YÊU anh thấy ở đó có cái gì mới ! và anh yêu như thế nào ?

Cá nhân tôi nghĩ là tình yêu cũng như đời sống, luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Ở mỗi một lớp tuổi, mỗi một giai đoạn của cuộc đời, hình như tình yêu có khác biệt, có mới mẻ hơn. Ở tuổi 20 chẳng hạn, thì yêu nồng nàn, say đắm, yêu miệt mài…Và khi cuộc tình đã chết, thì là đắng cay, buồn đau của Bản Tình Cuối, là xót xa, chất ngất của Niệm Khúc Cuối. Tuổi 30, tình yêu thổi qua đời như cơn gió lạ đầu mùa, tình yêu là bát ngát mộng mơ, rồi bỗng thành chia lìa, tan tác. Đó là thời kỳ của Em Còn Nhớ Mùa Xuân, của Dốc Mơ. Còn ở tuổi 40, tình sâu lắng cùng những tiếc nhớ khôn nguôi của một thời đã qua với Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng, Riêng Một Góc Trời. Tuổi 50, nhìn lại mình, những sợi tóc xanh xưa đã bỏ đi như những kỷ niệm cũ, nhưng trái tim hồng ngày nào vẫn rung động cùng Trong Mắt Em Là Biển Nhớ, Nỗi Đau Muộn Màng.

-Sáng tác nhạc do năng khiếu hay sự học tập ? Đề tài nào khó : tình yêu, nhạc trẻ hay nhạc Dân tộc !

Tôi thực sự không biết là mình có năng khiếu hay không? Nhưng học tập thì chắc chắn là nhiều lắm. Có thể năng khiếu là những bước đầu cần thiết, và học tập sẽ mang lại một tác phẩm hoàn hảo, tốt đẹp hơn? Về 3 đề tài Bích Xuân nêu trên, tôi chỉ chuyên trị về Tình Yêu. Về Nhạc Trẻ, tôi nghĩ đây là phần vụ của những người viết thuộc thế hệ ngày hôm nay. Nhạc Dân Tộc có lẽ chúng ta cần nhiều thêm những người như giáo sư Trần Văn Khê, hay nhạc sĩ Trần Quang Hải, Nguyễn Thuyết Phong… Nói tóm lại sáng tác đề tài nào cũng khó, cũng cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, và học hỏi,

-Kinh nghiệm sáng tác của anh ! và cảm tưởng khi anh viết về người Mẹ ?

Mỗi người viết nhạc có một đường lối sáng tác riêng. Riêng tôi chỉ bằng một tấm lòng chân thành yêu người, yêu đời, say mê sáng tác, học hỏi. Dòng nhạc, lời ca đến từ tim óc. Giản dị thế thôi. Bao năm nay tôi chỉ viết tình ca đôi lứa. Bản tình ca cho mẹ vẫn mãi trong tim tôi kể từ ngày chào đời cho đến khi rong chơi trong một bầu trời khác.

-Anh có cảm tưởng gì : cô đơn, vui, buồn trên con đường sáng tác ! Theo anh thế nào là bản nhạc hay ?

Khi đặt bút viết một ca khúc, tôi không còn thấy mình, và cũng chẳng nghĩ đến cô đơn, vui hay buồn. Nhưng phải nói rằng gần 40 năm qua, chính những nỗi cô đơn, buồn vui, đã là những chất liệu xúc tác cần thiết cho nguồn cảm hứng sáng tác của tôi, là những thúc đẩy dịu dàng để có thể ngồi xuống phím đàn trải dài tâm tư mình qua dòng nhạc, lời ca. Nói về một bản nhạc hay thì tôi nghĩ rất khó có

được một định nghĩa chung, vì nó tùy theo trình độ thẩm âm, thưởng thức của từng cá nhân. Tuy nhiên nói một cách giản dị, thì một bản nhạc khi hát lên đã gợi nhớ được một hình ảnh, kỷ niệm, hay dấu tích của một thời, một đời, hay mở ra được một cánh cửa mới, một khung trời riêng cho người nghe thì đã có thể được coi là một bản nhạc hay rồi.

-Anh tâm đắc điều gì nhất trong nhạc ! Sáng tác nhạc sướng hay khổ ?

Đối với tôi âm nhạc nói chung là một phương tiện biểu hiện được tất cả những tình cảm giao hoà giữa con người và con người, giữa con người và cuộc sống, cũng như thiên nhiên. Nghe nhạc, hòa mình trong âm nhạc vẫn là nỗi sung sướng, niềm hạnh phúc nhất sau tình yêu. Có thể nói, âm nhạc cũng chính là tình yêu. Nếu được một lời xin, thì tôi xin âm nhạc ngự trị trên khắp quả điạ cầu khô khan mà chúng ta đang tạm trú đây. Còn sáng tác nhạc sướng lắm chứ, và cũng khổ nữa. Nói thế có nghĩa là, sáng tác một ca khúc thì cũng như sinh ra đời một đứa con của chính mình vậy.

-Giữa đàn ông và đàn bà, mà đàn bà do đấng thiên nhiên ban tặng, nên phụ nữ được mệnh danh là phái đẹp, do sự mềm mại qua những đường cong trên thân thể toát ra. Anh sang Paris lần này để thâu băng video Thúy Nga, anh nhìn các thiếu nữ Tây phuơng có gì đặc sắc, gây cảm xúc người nghệ sĩ như anh để thể hiện trữ tình trong nhạc ! Dĩ nhiên cái đẹp không phải lúc nào cũng bắt gặp trong sáng tác, có lúc ẩn lúc hiện, chợt gần chợt xa, mơ hồ mông lung có khi nó bùng cháy rồi tắt đi…

Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy… đã đem hình ảnh người con gái tây phương, tóc vàng, mắt xanh vào thơ văn, âm nhạc. Tôi nghĩ cái đẹp bề ngoài, cái quyến rũ bên trong của phái nữ nói chung mỗi thời, mỗi giai đoạn lịch sử một khác nhau. Đây là một đề tài cần nhiều thời gian để bàn luận. Tuy nhiên nếu chỉ nói đến cái quyến rũ bề ngoài thì Bích Xuân nói đúng. Những người con gái, đàn bà tây phương đã được trời cho một thân hình cân đối, đẹp và hấp dẫn. Nhưng có thể cái đẹp đó quá lộ liễu. Người đối diện không cần phải tìm hiểu, cũng chẳng cần phải khích động trí tưởng tượng. Mà trí tưởng tượng cũng là một yếu tố cần thiết cho người sáng tác. Và đúng như Bích Xuân nói, cái gì mơ hồ mông lung, cái gì hư hư ảo ảo, cái gì chợt gần chợt xa mới chính là những kiếm tìm lâu dài của người nghệ sĩ.

-Xin anh cho biết quan điểm nghệ thuật, cảm xúc chân thành nhất của anh đến Paris ?

Paris đến với tôi lần đầu tiên khi đang theo học môn nhạc sử tại trường nhạc ở Sài Gòn. Ngày đó, nhắc đến Paris là nhắc đến cái thời kỳ lãng mạn, cái thời kỳ của những buổi sinh hoạt văn nghệ đầy sáng tạo, hào hứng với Chopin, Liszt, Musset, George Sand… Vài năm sau, thì từ thơ Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Paris đã trở lại với giòng sông Seine, tháp Eiffel, với hè phố Saint Michel cùng những cặp tình nhân nơi giáo đường sương mù… Rồi cuối cùng là Paris với làn sóng âm nhạc, phim ảnh thành phố đã tràn ngập đời sống tôi. Paris là tụ điểm của tất cả. Tôi đã sung sướng khi đến Paris, tôi hạnh phúc khi có dịp trở lại Paris. Đến với Paris chính là quay lại với những hạnh phúc đầu đời, chính là trở về với những ảo tưởng, huyền thoại của một thời tuổi trẻ mộng mơ.

-Ngòai việc sáng tác, anh còn đam mê gì nữa ?Anh đi lưu diễn khắp nơi, anh rút ra được những bài học gì ?

Chỉ một trái tim yêu người, yêu đời thì cũng đã quá đủ rồi phải không Bích Xuân? Qua những chuyến lưu diễn từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy một bài học quan trọng nhất là Âm nhạc đã đóng góp một phần không nhỏ vào công việc duy trì cũng như phát triển nền văn hóa chữ Việt của chúng ta ở hải ngoại. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa trong việc sáng tác những tác phẩm đáp ứng được những nhu cầu, cũng như sự thưởng thức đặc biệt của thế hệ trẻ ngày hôm nay.

-Anh yêu thích và ghét điều gì nhất ! Cảm nghĩ của anh về một sân khấu nhỏ ?

Tôi yêu người, yêu đời nhất, và không nghĩ có gì cần phải ghét bỏ cả. Tôi nghĩ, với những buổi trình diễn âm nhạc, nghệ thuật hiện nay của chúng ta ở hải ngoại thì sân khấu nhỏ, sân khấu lớn thực sự không quan trọng lắm. Cái quan trọng là trình diễn cái gì trên sân khấu mà thôi.

-Thần tượng ca nhạc của anh !.

Nói đến những ca nhạc sĩ mà tôi yêu thích thì nhiều lắm lắm. Thần tượng thì không có, nhưng người nghệ sĩ Việt Nam mà tôi quí trọng nhất là nhạc sĩ Văn Cao.

-Cảm tưởng anh đứng trên sân khấu và khi đứng dưới sân khấu !

Mỗi khi đứng trên sân khấu một mình, dưới ánh đèn spotlight chiếu sáng, cùng với vùng không gian mờ tối bên dưới, nhìn xuống khán thính giả, cái cảm giác đầu tiên của tôi luôn luôn gần gũi với khán giả. Ngược lại, đứng dưới sân khấu tôi cảm thấy chỉ mình tôi .

--Bài nhạc Em Còn Nhớ Mùa Xuân anh viết : « nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay » Xin anh cho biết cái đẹp nhất trong Em Còn Nhớ Mùa Xuân ?.

Em Còn Nhớ Mùa Xuân được viết trong một bối cảnh đặc biệt. Bản nhạc nhắc tới những giao động một thời trên quê hương, đất nước, và nói lên tâm sự của một người thanh niên giữa những mất mát đổi thay đang xẩy ra quanh mình ngày tháng đó. Có lẽ cái đẹp nhất trong Em Còn Nhớ Mùa Xuân nên để cho khán thính giả kết đoán phải không Bích Xuân?

-Cảm nhận sự xúc động gì của anh, khi nghe ca sĩ trình diễn trên sân khấu ?

Xúc động giữa những tiếng vỗ tay, hoan hô nhiệt tình của khán thính giả, đã thể hiện chính xác bằng lời. Từ lâu tôi đã nhận biết là ca sĩ và khán thính giả đóng một vai trò rất lớn, rất quan trọng trong sự tồn tại của một tác phẩm, một tác giả.

-Theo anh một ca sĩ thành công cần phải có điều kiện gì ? Anh có nhận định về các ca sĩ ở Hải ngọai . Cảm nghĩ của anh về nhạc truyền thống.

Cũng như tôi đã trả lời câu hỏi trước của Bích Xuân về vấn đề Sáng Tác của nhạc sĩ. Người ca sĩ cũng cần phải có 2 điều kiện, năng khiếu, và sự chuyên cần học tập. Ngoài ra cũng phải biết giọng hát của mình thích hợp với thể loại nhạc nào, từng lớp khán thính giả nào…Một số các ca sĩ ở hải ngoại hiện nay đã bỏ ra nhiều thì giờ để theo học nhạc tại các trường đại học, hay các trường nhạc. Đó là một sự tiến bộ cần phải có. Ngoài ra người ca sĩ bây giờ không thể chỉ hát bản nhạc mà thôi, mà cần phải trình diễn bản nhạc đó vừa có hồn, và lại vừa gây sự thích thú thưởng thức cho khán thính giả! Tôi không có dịp học hay nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nên không dám có ý kiến gì về đề tài này.

-Xin anh cho biết bài nhạc nào anh tâm đắc, và đề tài nào làm anh quan tâm nhất !

Nói đến 2 chữ tâm đắc thì hơi quá. Thật sự ra có những ca khúc tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết hơn để viết, chau chuốt từ lời ca cho đến ý nhạc. Có thể nói là tôi thương những bài này hơn một chút thôi. Trong 4 thập niên thì chỉ có 4 bài là Mắt Biếc, Từ Giọng Hát Em, Dốc Mơ và Miên Khúc. Cả 4 bài đều được tôi viết nhạc xong, rồi mới đặt lời.

Như tôi đã nói, tôi chỉ là một người viết tình ca mà thôi.

-Anh sinh tại Bắc lớn lên tại miền Nam. Anh nghĩ gì về miền Bắc ?

Tôi xa miền Bắc từ những ngày còn rất nhỏ, được nuôi dưỡng bởi cái tánh khí bình dị, cái tinh thần mộc mạc của miền Nam. Dù được đọc rất nhiều sách vở, thơ văn viết về miền Bắc, nhưng thật sự tôi không có một khái niệm rõ rệt gì về vùng trời quê hương của mình. Hỏi tôi nghĩ gì về miền Bắc? thì tôi chỉ có thể trả lời là mong cóù một ngày nào có dịp trở về thăm lại quê nhà, và ngày đó mới có thể có câu trả lời cho Bích Xuân.

-Cảm nhận của anh trong văn học nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng tại Hải ngọai.

Dù không có điều kiện theo dõi đầy đủ các sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại, nhưng qua hệ thống Internet, tôi đã được thưởng thức khá nhiều những tác phẩm văn chương, âm nhạc giá trị của các người viết cũ mới. Như vậy nói về sáng tác, chúng ta không thiếu. Cái thiếu nói chung hiện nay là phương tiện phổ biến, là điều kiện nâng cao trình độ thưởng thức của người thưởng ngoạn. Trên mạng lưới Internet đã có nhiều diễn đàn văn học nghệ thuật…nhưng vẫn trong một hoàn cảnh, môi trường hạn hẹp. Hy vọng trong tương lai, các trung tâm băng nhạc, các nhà xuất bản lớn sẽ chú ý nhiều hơn đến những sáng tác mới, tác giả mới về mọi ngành nghệ thuật.

-Anh sợ gì nhất ?

Với đời sống hiện nay, tôi chẳng sợ gì cả. Chỉ ngại nếu có, là chuyện đau ốm mà thôi.

-Anh còn mong uớc điều gì trong tương lai.

Mong trái tim vẫn rung động, để vẫn có thể sáng tác, dù đôi khi chỉ riêng cho mình. Ước có thể tiếp tục cùng một số anh chị em ca nhạc sĩ thực hiện những chương trình văn nghệ giá trị nhằm gây quỹ giúp đỡ các em bé tật nguyền, các người hoạn nạn, thiếu thốn đang cần sự tương trợ của chúng ta. Năm ngoái tôi đã tham dự chương trình đầu tiên tại Portland Oregon. Tháng 7 năm nay sẽ là chương trình ở Nam Cali, tháng 10 qua Houston, và sau đó về San Jose.

-Xin cảm ơn nhạc sĩ Ngô Thụy Miên . http://honque.com/ngothuymien

Xin cám ơn Bích Xuân đã dành cho tôi cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

 

Paris 2002

Bích Xuân

E – mail: bichxuanparis@yahoo.com
Website: http:// bichxuanparis.free.fr