BÀI NHẠC CÂN PHƯƠNG (phần II & III)

Lê Văn Thành

 

(Tóm tắt phần I)

A) CÂU CÂN PHƯƠNG: LA PHRASE CARRÉE .

Câu cân phương là những câu gồm có: 4, 8, 16, 32 trường canh (measures, TC).

Thí dụ: Bài "AU CLAIR DE LA LUNE":

Câu 1 (4TC) + Câu 2 (4TC) + Câu 3 (4TC) + Câu 4 (4TC) = 16 TC

A A B A

Chúng ta thấy bài này gồm có 4 câu (phrases), mỗi câu có 4 TC.

Mỗi câu được chia làm hai phần bằng nhau và được gọi là nữa-câu (semi-phrase).

Nữa-câu đu còn được gọi là ANTECEDENT và ½ câu sau được gọi là CONSEQUENT.

-Số câu chẳn (even): 4 câu .

-Số trường canh chẳn và bằng nhau: 4 TC .

-Nhịp rập khuôn y hệt nhau (matched rythm).

-Thứ tự của câu nhạc (the order of the phrases): //: A: // B A

Nếu ta thay chữ CÂU (4 TC) bằng chữ ĐOẠN (câu + câu) ta có 8TC mỗi đoạn.

Như vậy ta sẽ có A (8TC) + A (8TC) + B (8TC) + A (8TC) = 32 TC

Đó là bài nhạc cân phương tiêu chuẩn (STANDARD). Trong thực tế: Đoạn A có thể được lặp lại y nguyên, có thể thay đổi (modified) va` giữa 2 đoạn có cách chấm câu (punctuation) khác nhau bằng những giai-kết (Cadences).

Bài nhạc viết theo cấu trúc này đơn giản, sáng sủa, dễ nhớ, dễ phổ biến. Tuy nhiên vì quá cân phân, vuông vức nên có 1 số nhạc sĩ cho rằng sau khi nghe xong đoạn A đến điệp khúc B (chorus) thính giả có cảm giác như vừa có một cái gì mới mẻ đang xãy ra (vì Melody và music Contour thay đổi), nhưng không biết sau đó là cái gì...

Bởi vì không có gì mới mẻ hơn được chuẩn bị, nên bài nhạc đã kết thúc một cách "tự nhiên" bằng cách lặp lại đoạn A để giữ cân bằng (balance) cho cấu trúc của bài nhạc:

A + A = 8 TC

(balanced).

B + A = 8TC

Điều này dường như không đáp ứng đúng mức kỳ vọng (expectation) của thính gỉả nên có người cho rằng hơi nhàm chán (BORING). Do đó có những khuynh hướng mới, khai triển những đường hướng viết nhạc KHÁC hơn là nhạc cân phương mà chúng tôi sẽ trình bày kỳ này và trong bài bài kế tiếp .

B) BÀI NHẠC CÂN PHƯƠNG:

Bài nhạc cân phương là bài nhạc gồm có 4 đoạn (periods, parts) trong đó có 1 đoạn được LẶP LẠI (repeated) 2 lần. Mỗi đoạn gồm 8 TC, chia làm hai phần bằng nhau:

Antecedent 4 TC + Consequent 4 TC = Part 8 TC .

Khởi từ dạng: A – B – A : dạng tam-phân (Ternary Form) .Vì đoạn A được lặp lại 2 lần nên ta có thể viết: //: A: // B A .

Chúng ta cũng có thể xem đó là dạng nhị-phân (binary Form) A – B trong đó đoạn A được lặp lại 2 lần.

  

BÀI NHẠC CÂN - PHƯƠNG PHẦN II

C) NHỮNG CẤU TRÚC CÂN PHƯƠNG KHÁC

-Trong bài trước chúng ta đã biết câu cân phương là những câu có 4, 8, 16 và 32 trường canh, bội số (multiples) của 4.

Đơn vị mỗi câu là 4 TC theo quy ước (convention): Số CÂU CHẲN (even).

***Chú ý: 12 cũng là bội số của 4 nhưng 12: 4 = 3 - - -> Câu lẽ (uneven).

- Trong bài này chúng tôi sẽ trình bày những câu mà số trường canh KHÔNG phải là bội số của 4. (ngọai trừ câu 12 TC đã nêu trên)

Đơn vị mỗi câu có thể NGẮN hoặc DÀI hơn 4 TC.

Số TC có thể CHẲN hoặc LẼ (even or uneven)

Ví dụ 1: Câu 3 + 3 trường canh, BÀ MẸ QUÊ dạng AB (Phạm-Duy).

Đọan đầu: AA

Antecedent:

Vườn / rau, vườn / rau xanh ngắt một / màu (3 TC)

Consequent:

Có / đàn, có / đàn gà con nương / náu (3 TC).

(Lặp lại)

Mẹ / quê, mẹ / quê vất vả trăm / chiều (3 TC).

Nuôi / đàn, nuôi / một đàn con chắt / chiu (3 TC).

Nhận xét: Số câu chẳn, số TC trong mỗi câu bằng nhau (3TC).

***Tài liệu tham khảo thêm: Piano Trio Op 101 Brahms.

Ví dụ 2: Câu 5 + 5 trường canh, NẾU MỘT MAI EM SẼ QUA ĐỜI (Phạm-Duy)

Dạng AABA. Mỗi đoạn bằng nhau (10 TC): Chúng tôi chỉ trình bày đọan đầu để File không quá lớn:

Antecedent (5 TC):

Nếu một / mai Em sẽ qua / đời. Hoa phủ đầy / người. Xe nhịp đằm / khơi (i i) xa / xôi.

Consequent (5 TC):

Nếu một / mai Em đốt pháo / vụi Hát theo / người hương cưới chia / phôi cười mặn tình/đời.

***Tài liệu tham khảo thêm: String quartet Op 54/1 Haydn.

*** Tóm lại chúng ta có thể viết những câu nhạc từ 2 đến 8 trường canh. Có thể phân tách và tổng hợp.

Ví dụ: Câu 9 TC có thể là ; (8+1)=(7+2)=(6+3)= (5+4) Ap dụng tương tự cho những câu khác v. v...

- Nếu ta bắt đầu bài nhạc bằng câu 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Trường canh. Những câu khác đôi khi KHÔNG NHẤT THIẾT (*) phải giống y như vậy. Chúng tôi sẽ trình bày trong lọat bài sáng tác sắp tới.

(*) The study & analysis of musical form tr 27 Leo Stein.

D) DẠNG NHỊ-PHÂN AB (SYMMETRIC BINARY FORM).

Trong dạng này, chúng ta thấy mỗi đọan (part) được lặp lại 1 lần: A A B B và A B A B.

***Chú ý: Để phần trình bày được gọn gàng chúng tôi chỉ nêu những ví dụ ở dạng đơn giản nhất: CÂU (MICRO LEVEL: Phrase). Từ đó qúi vị có thể suy diễn ra dạng lớn hơn: ĐỌAN (MACRO LEVEL: Part)

1) Dạng AABB: Chúng ta có thể viết: //: A: //: B: //.

Ví dụ 1: Nhịp 3/4 . Câu 9 + 9 TC, GIỌT MƯA TRÊN LÁ (Phạm-Duy)

A:

Giọt / mưa trên / lá nước / mắt mẹ / già lã / chã đầm / đìa trên / xác con lạnh / gía. /. .

A:

Giọt / mưa trên / lá nước / mắt mặn / mà thiếu / nữ mừng / vì tan / chiến tranh chồng/ về/. .

B:

Giọt / mưa trên / lá tiếng / khóc oa / oa, đứa / bé chào / đời cho / chúng ta nu / cười /. .

B:

Giọt / mưa trên / lá tiếng / nói bao / la, tóc / trắng đậm / đà êm / ái ru tình / già /. .

***Chú ý: Nhiều khi vì nhu cầu về Melody, ý nhạc, ý thơ, hoặc để cho chúng ta có đủ thời gian để lấy hơi v. v... Trường canh cuối cùng đôi khi được kéo dài, câu nhạc lẽ ra có thể chấm dứt ở TC thứ 8 thay vì TC thứ 9: (4+5) = 4+4+(1). Tương tự câu 4 TC kéo dài thành 5 TC (sẽ bàn đến trong phần sáng tác)

Ví dụ 2: Tài liệu tham khảo thêm: ROMANCE (Jeux Interdits): Đọan (16 + 16) TC x 2

2) Dạng ABAB: Chúng ta có thể viết: //: AB: //

Ví dụ: Nhịp 2/4, RU CON (Pham-Duy)

A (8 TC):

Ngoan / ngoan con / nhỏen miệng / cười /. . . (4 TC).

Trông / con mẹ / tưởng như / đời nở / hoa (4 TC)

B (8 TC):

/- Chinh chiến miền / xa con ơi cha / con chinh chiến miền / xa (4TC)

Mong / sao con / trẻ quê / nha` được / vui (4TC).

A (8 TC):

Ngoan / ngoan con / nhoẻn miệng / cười /. . . (4 TC).

Thương / con me. / những tơi / bời ruột / gan (4 TC).

B (8 TC):

/-Giông tố lầm / than con ơi nơi / quê giông tố lầm / than (4 TC)

Gây / nên bao / cảnh điêu / tàn thảm / thương (4 TC)

***Ghi chu’: Nguyên ta’c có 8 TC (intro)

Đêm khuya trăng tà mẹ. ru con ngủ a... ơi...

và 8 TC cuối bài:

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời giặc cướp có thương dân nghèo.

***Bài nhạc có thể được đóng khung (framed) bằng 1 đoạn INTRO và CODA,

CODETTA, POSTLUDE (thông thường từ 2 đến 8 TC).

Xin tạm ngưng nơi đây. Mời các bạn xem tiếp kỳ sau: BÀI NHẠC CÂN PHƯƠNG PHẦN III, sẽ nói về DẠNG TAM PHÂN (ternary form).

Cũng xin nhấn mạnh là bài viết này không nhắm mục đích viết về "QUY-LUẬT " (Rules) mà chỉ có TOOLS và TECHNIQUES để giúp cho chúng ta có nhiều chọn lựa hơn trong vấn đề sáng tác. Ngoài ra những bài nhạc được chọn làm ví dụ trong bài viết này của NS Phạm-Duy vì tính cách đa dạng và hầu như ai cũng biết đến.

 

E) DẠNG TAM-PHÂN (TERNARY FORM):

Trong dạng này có 2 trường hợp: //: A: // BA và ABA.

1/ Dạng: AABA

Như chúng tôi đã trình bày trước đây: bản nhạc AU CLAIR DE LA LUNE có dạng: A A B A

Nếu chúng ta nhìn bài AU CLAIR DE LA LUNE dưới khía cạnh về NHỊP (Rythm), đừng để ý đến ÂM (Pitch):

Chúng ta sẽ thấy bài nhạc này như chỉ có 1 đọan: ONE PART SONG FORM: A A A A.

[a] Primary Form v/s [b] //:A://BA Ternary Form

 

 

Chúng ta thấy Graphic [b]: Câu B chỉ khác câu A về PITCH và CADENCE

Câu A tận cùng bằng note chủ âm (Tonic Do major), câu B: SOL Dominant.

Ví dụ khác: Tài liệu tham khảo thêm: Prélude No 20 (Opus 28 ) và No 7 (F. Chopin).

Trong thực tế: (Những bài nhạc phổ thông).

Câu B ngoài số trường canh cân bằng với câu A, có thể có khác biệt về Melody, Nhịp, Tempo, Major or Minor... v. v...

2/ Dạng: ABA

Chúng ta thử dùng cách nhìn về khía cạnh cân-đối (Symmetry) trong âm nhạc và kiến trúc (Architecture) như trong hai hình graphic dưới đây: Le château de Hauteville v/s J’ai du bon tabac.

 

Chúng ta có thể trình bày cấu trúc này dưới dạng như sau:

Trong cấu trúc này Antecedent và Consequent của mỗi đoạn y hệt nhau (lặp lại):

2TC + 2TC (trong trường hợp bài "J'ai du bon tabac")

Bài nhạc thường được lặp lại từ đầu, hoặc có 2 lời ca như NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH (Phạm-Duy) hoặc 4 lời ca như THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM (Phạm Thế Mỹ).

Ví dụ: NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH (Phạm-Duy).

Nhịp 3/4: Mỗi đoạn có 16 TC (8+8) đồng đều . (Lời 1)

A:

-(Antecedent 8 TC):

Ngày / đó có em / đi nhẹ vào / đời và / đem theo trăng / sao đến với / lời thơ / nuối /...

- (Consequent 8 TC):

Ngày / đó có anh / mơ lại mộng / ngời và / se tơ kết / tóc giam em / vào lòng/thôi /..(Tonic Re major).

B:

-(Antecedent 8 TC):

Ngày / đôi ta ca / vui, tiếng hát / vói đường / dài.

Ngâm / khẻ tiếng thơ / khơi mạch sầu / lơi (ơ ơ / ơ ).

-(Consequent 8 TC):

Ngày / đôi môi, đôi / môi đã quyết / trói đời / người

Ôi / những cánh tay / đan vòng tình / ái ( ơ ơ / ờ ) . . . . (Dominant LA7).

A:

-(Antecedent 8 TC ) :

Ngày / đó có ta / mơ được trọn / đời .

Tình / vương vai lên / khơi tới chín / trời mây / khói /...

-(Consequent 8 TC ) :

Ngày / đó có say / duyên vượt bể / ngòai .

Trùng / dương ơi giữ / kín cho lâu / dài tình / đôi / .. (Tonic Re major ).

 

**** Đặc điểm của bài này là mỗi câu 8 TC đều có cấu trúc giống nhau: 3+5 TC.

Ví dụ: Ngày / đó có em / đi nhẹ vào / đời = 3 TC.

và / đem theo trăng / sao đến với / lời thơ / nuối /... = 5 TC .

Và cứ như vậy Antecedent và Consequent cân bằng (balance) với nhau.

F) TÓM TẮT VỄ DẠNG CÂN PHƯƠNG ( Symmetric Form )

1/ Số câu chẳn (even phrase number).

2/ Số Trường canh (chiều dài) các câu bằng nhau (length of the phrases).

3/ Nhịp (Rythm) của các câu cân bằng (balanced)

Ví dụ: Antecedent v/s Consequent

4/ Thứ tự các câu hay đoạn (the order of the phrases or parts)

Primary form : A ...

Binary Form : A B ..

Ternary Form : A B A .

Thứ tự của các câu hay đoạn trong bài nhạc cũng quan trọng như trong một bài diễn văn (speech): Lời mở đầu, khai triển vấn đề và kết luận. Nếu chúng ta đi ngược lại trình tự này, chả ai hiểu chúng ta muốn nói gì!

5/ Giai-kết (Cadence): Có nhiều cách chấm câu ở cuối mỗi câu và đoạn.

(sẽ trình bày trong loạt bài kế tiếp ).

TẠM KẾT LUẬN:

Cân phương hay không cân phương chỉ là những cách viết nhạc khác nhau, mỗi cách viết đều có ưu điểm riêng của nó, tùy theo tài năng và thiên khiếu của mỗi nhạc sĩ. Cũng như thơ (poem), có người thích thơ 4,5 chữ, thơ tự do, song thất lục bát, lục bát... v.v...

Và cũng xin nhắc lại là bài viết này không nhắm mục đích viết về "QUY-LUẬT " (Rules) mà chỉ có TOOLS và TECHNIQUES để giúp cho chúng ta có nhiều chọn lựa hơn trong vấn đề sáng tác.

Bài viết này có thể còn nhiều thiếu sót , xin qúi vị cao minh góp ý, đa tạ.

Thân kính

 

Lê Văn Thành

Brossard, Canada 14/02/2000

 

Phụ bản : Bài mẫu

1) Prelude No 7 của F. Chopin : Pitch từng câu khác nhau nhưng Motive-Form và Contour y hệt nhau như một: ----> ONE PART SONG FORM (Nhìn ở khía cạnh NHỊP).

2) Bài mẫu về sự cân đối giữa các câu và các đoạn trong một bài nhạc cân phương: KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU. (Thơ: Hoàì–Trinh. Nhạc: Phạm-duy )

Phụ bản : Bài mẫu

1) Prelude No 7 của F. Chopin : Pitch từng câu khác nhau nhưng Motive-Form và Contour y hệt nhau như một: ----> ONE PART SONG FORM (Nhìn ở khía cạnh NHỊP).

2) Bài mẫu về sự cân đối giữa các câu và các đoạn trong một bài nhạc cân phương:

BÀI MẪU NHẠC CÂN-PHƯƠNG DẠNG //:A:// B A .

KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU .

(Thơ: Hoàì–Trinh. Nhạc: Phạm-duy )

A của Part III là Consequent A của Part I được lặp lại. Có thể y hệt, có thể có thay đổi (Modified) chút ít.

Part I:

-Antecedent A: (8TC) .

Đừng nhìn em nữa anh ơi .Hoa xanh đã phai rồi .Hương trinh đã tan rồi .

Đừng nhìn em! Đừng nhìn em nữa anh ơi. Đôi mi đã buông xuôi.

Môi răng đã quên cười .

-Consequent A : (8TC).

Hẳn người thôi đã quên ta .Trăng thu gãy đôi bờ. Chim bay xứ xa mờ.

Gặp người chăng? Gặp người chăng nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ .

Đêm sâu gối ơ thờ.

Part II: (8TC).

Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau. Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ .

Bao giờ có yêu nhau, thì xin gạt hết thương đau. Anh đâu anh đâu rồi? Anh đâu anh đâu rồi ?

Part III: (8TC) :

Đừng nhìn nhau nữa anh ơi. Xa nhau đã xa rồi. Quên nhau đã quên rồi.

Còn nhìn chi? Còn nhìn chi nữa anh ơi. Nước mắt đã buông rơi. Theo tiếng hát qua đời .

***Ghi chú: Bài nhạc được đóng khung bằng 2 TC nhạc mở đầu và 2 TC Coda để chấm dứt: "Đừng nhìn nhau nữa anh ơi!"