âm nhạc và người phụ nữ Việt Nam
trên quê hương Kim Tự Tháp

 

Nguyễn Huy Dũng

 

Sáu Kim Tự Tháp vừa được được phát hiện thêm trong tuần qua. Những nghiã trang của thời đại vàng son cách đây ngót 3500 năm sẽ được công bố với những chi tiết ly kỳ về vương quốc Ai-Cập (theo tờ Los Angeles Times, ngày 07/06/02). Cùng lúc với tin ấy, trên đất nước cổ đại nầy, nhiều tin nóng sốt, nhiều kỳ bí đã và đang tiếp tục diễn ra. Một thư viện đã hoàn toàn bị thiêu rụi cách đây 1600 năm. Nhưng những ngọn lữa đã bùng ra trước đó, kể từ thời quốc chiến với Julius Ceasar năm 48 trước Công Nguyên.

Liên Hợp Quốc phải nhúng tay vào việc tái tạo thư viện qúi báu vô tiền khoán hậu nầy với một kinh phí lớn. Hai trăm ngàn quyển sách về văn minh Ai-Cập được trưng bày trong dịp khánh thành và sẽ đi dần đến con số 8 triệu trong tương lai trong tòa nhà hiện đại 11 tầng nầy.

Để đánh dấu sự phục hồi lịch sử thư viện xưa nhất thế giới nầy—thư viện được gọi là Bibliotheca Alexandrina, thuộc vùng cực Bắc, nằm trên bờ Địa Trung Hải thơ mộng—chính phủ Ai-Cập, hôm tháng 4 vừa qua, long trọng tổ chức các buổi hòa nhạc vĩ đại, mời các nghệ sĩ danh tiếng trên thế giới đến trình diễn. Những bài nhạc do các nhà soạn nhạc có những soạn khúc để đời ngay. Một đoàn âm nhạc Mỹ gồm các giáo sư đại học Kent State, Boise State University, và 1 nghệ sĩ thuộc dàn nhạc giao hưởng Cleveland (Cleveland Orchestra) (Ohio) được mời. Đoàn gồm có 9 nghệ sĩ , 1 nhà sáng tác nhạc, và 2 phóng viên truyền thanh. Thú vị thay, trong ấy có một người nghệ sĩ gốc Việt: Tôn Nữ Thanh Tuyền.

TuyenEgypt.jpg (89181 bytes)

Lần đầu tiên một người nữ nghệ sĩ Việt đến với khán giả của quê hương của những Kim Tự Tháp cổ kính bằng tiếng đàn dương cầm (piano) qua các soạn khúc của Halim El-Dabh, nhà soạn nhạc lão thành người Mỹ gốc Ai-Cập. Oâng đã chọn Tôn Nữ Thanh Tuyền trình bày các tác phẩm của mình trên sân khấu hiện đại của thư viện vừa được tái tạo với một lý do đầy tính gạn lọc và tế nhị. Nếu nói lịch sử là một sự tái tạo, thì trong ấy có sự đổ nát lẫn niềm tin. Aâm nhạc là một thể hiện những nhịp tim, những biến thái của tư duy và tình cảm, thì cái kinh nghiệm bản thân của người nghệ sĩ góp phần hết sức cụ thể vào sự thể hiện ấy. Chiến tranh, đổ nát, tương tàn cốt nhục, rồi đến những hoài vọng tương lai tươi sáng, hơn ai hết, hẳn phải tiềm tàng trong người nữ nghệ sĩ Việt Nam. Cô thể hiện nó với kinh nghiệm nghệ thuật vững chãi từ hơn một thập niên qua trong các thính phòng chuyên nghiệp từ Aâu, Mỹ, sang Á, sau khi tốt nghiệp Nhạc Viện Eastman, New York. Gần đây, Tôn Nữ Thanh Tuyền đã chiếm được sự ái mộ của các nhà soạn nhạc lớn như Hans Otte (Đức), Halim El-Dabh (Mỹ), Jeffrey Mumford (Mỹ), v.v.

Một trong các tác phẩm để đời của El-Dabh soạn cho piano, It’s Dark and Damp on the Front (Một chiến trường đen tối và ẩm ướt), giờ đây trở thành một thể hiện đầy tính ấn tượng của Tôn Nữ Thanh Tuyền mà, theo ông, không ai khác có thể đạt được. Tác phẩm độc tấu nầy chỉ có chính ông 55 năm trước đây diễn đạt được những điều mà ông mong ước. Chiến trường ở đây, theo ông, nằm ngay trong lòng (tâm) của mỗi con người chúng ta. Là nghệ sĩ dương cầm trước khi trở thành nhà soạn nhạc với danh dự được 2 giải thưởng Rockefeller Fellowships ở New York, ông nâng niu nó một cách lạ kỳ đến nổi quên nó trên kệ sách của mình hơn 30 năm. Người tình cờ phát hiện ra nó chính là Tôn Nữ Thanh Tuyền. Cô say mê đem ra luyện tập 1 năm trước khi được tác giả chuẩn nhận là người duy nhất hiện nay hiểu ý nhạc của ông. Nguyên nhân sâu xa của bài nhạc là cuộc chiến giữa Palestine và Do-Thái. Ý nhạc mang tính triết lý ở đây là sự "vô minh" (nếu nói theo từ của nhà Phật, về sau ông cũng say mê đạo Phật) đưa đến tàn phá khôn lường. Sự trùng hợp trong cách dùng từ "Dark and Damp" rất tương xứng với "vô minh" mà khi soạn nhạc phẩm ấy ông chưa biết gì về đạo Phật. Oâng thấy mình là người Á châu (không hẳn sai khi ta gọi Ai-Cập là xứ Tây Á). Trong một trao đổi với Tôn Nữ Thanh Tuyền với tác giả bài viết nầy, cô nói "nhìn vào tác phẩm và con người ông, ta cũng thấy cái vẻ thân mật, điềm tĩnh ấy". Một sự trùng hợp ngẵu nhiên rất thú vị ở đây là 55 năm sau khi bài nhạc được viết và trình diễn trong bối cảnh lịch sử như vậy trên đất Ai Cập, cô Thanh Tuyền đã mang bài nhạc nầy về trình diễn trở lại ở Ai Cập, cũng đúng ngay vào lúc có một biến cố quan trong về chính trị xãy ra giữa Palestine và Do Thái. Bài nầy do chính cô biểu diễn tại Alexandria đã được chọn để đưa vào một CD nhạc kèm theo quyển sách viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của El-Dabh, dự định sẽ xuất bản vào tháng 3 năm 2003.

Chương trình biểu diễn tại Bibliotheca Alexandrina còn có các tác phẩm cô đàn chung với dàn nhạc thính phòng Mỹ như Ogun ( Thần "Sắt"—the God of Iron, lấy ý từ điệu múa thần linh, huyền thoại châu Phi), A Look at Lightning (Sấm Thị—soạn cho vở múa ballet của nhà biên đạo múa nổi tiếng Martha Graham, thành phố New York), và những trích đoạn Son et Lumière (Aâm Quang, soạn năm 1960), v.v. Son et Lumière nguyên là một tác phẩm tuyệt đại mà El-Dabh viết cho dàn nhạc giao hưởng Pháp ORTF trong thời gian ông ở Paris và hiện nay khách quốc tế thăm viếng Kim Tự Tháp lớn nhất ở vùng Giza được nghe hằng ngày. Có 9 tháp ở Ai-Cập; trong số đó 3 cái lớn nhất nằm canh thủ đô Cairo (con số nầy sẽ được cộng thêm 6 tháp mới vừa phát hiện hồi đầu tháng 6 năm nay).

Tiếp theo 3 buổi trình diễn sôi nổi, hào hứng, nghệ sĩ Tôn Nữ Thanh Tuyền và đoàn Mỹ được buổi tiếp kiến, trao đổi với các nhà soạn nhạc Ai Cập tại Bộ Văn Hóa tại Cairo và được khoản đãi trong một dạ tiệc hiếm có.

Tuyen.jpg (15946 bytes)

 

Tuy nhiên, nếu ai có dịp đến Ai-Cập mà không đi tham quan Kim Tự Tháp là một thiếu sót lớn. Khufu, Khafre và Menkure, ba ngôi tháp ngàn năm kỳ diệu nằm cạnh sa mạc Sahara mênh mông có những kiến trúc khoa học, toán học với độ chính xác mà ngày nay con người vẫn chưa thể hiểu được. Theo dòng thời gian, những kỳ quan của thế giới đó vẫn còn sừng sững giữa trời. Aâm Quang (Son et Lumiere) vang vang trên tháp, vọng đến từ buổi hòa nhạc hiếm có, trong đó có những giai điệu huyền diệu thoát ra từ tâm hồn, từ bàn tay người phụ nữ Việt Nam.