VÀI NHẬN ĐỊNH: THƠ CỦA NGỌC AN

 

Vì không phải là một bài nghiên cứu,nên chúng tôi không dám bước xa hơn trong lãnh vực cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.Với vài hàng nhận định chúng tôi chỉ muốn được góp một phần nhỏ,trong sự tìm hiểu về " những đặc tính" trong thi ca của nữ sĩ Ngọc An . Nhưng trước khi bước vào công việc có tính cách ý nhị đó, chúng tôi xin được lược sơ qua vài nét về tác giả.

Ngọc An là một thơ nữ trong Hội Nhà Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại. Đối với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và các nước Aâu Châu, Ngọc An quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào.

Nhà thơ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc An. Sinh năm 1952 tại Vũng Tàu. Sở thích yêu thơ, nhạc, thể thao, thích cuộc sống tự lập.

Về sáng tác: Bắt đầu sáng tác năm 16 tuổi.Trước năm 1975, có thơ đăng trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn và Ngày Mai với bút hiệu Uyên Thi. Ngoài ra còn có bút hiệu khác là Tô Lữ Hoàng Lan.

Tại hải ngoại có thơ đăng trên các báo tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp,Uùc, Na Uy, Bỉvà Đức quốc .Thơ in chung với các tác giả khác và đã xuất bản:

 Một Phía Trời Thơ

 Cụm Hoa Tình Yêu ( 2,3&4)

 Tiếng Thơ Hải Ngoại

 Tuyển Tập Xuân Thu

Thơ đã xuất bản:

 Tiếng Thơ Là Những Đường Tơ Của Lòng

 Từ Miền Sóng Biển

 Rừng Thu Xưa Vẫn Nhớ

 CD Cánh Nhạn Sầu Đông

 Về Trong Nỗi Nhớ ( Băng thơ)

 CD Ta Gọi Tên Người

Truyện Ngắn:

 Cơn Bão Trong Đời

Trước đây, có nhiều nhà thức giả, nhà văn, nhà thơ cũng như các nhà báo đã nói qua nhiều về thi ca của Ngọc An và nhiều vị đã đồng ý rằng: Thơ của Ngọc An là sự gom góp lại bao nhiêu nổi thăng trầm của đất nước và bao nhiêu nổi bể dâu của chính thân phận củatác giảû.Thơ Ngọc An không có nhiều hư cấu, không tạo hình dáng trong ngôn từ mà là một sự thật rung lên từ cuộc đời của tác giả,lời lẽ trong thơ trong sáng, tha thiết tình quê, tình người, tình yêu chung thủy. Những vần thơ xanh mướt như ánh trăng, thiết tha, mộc mạc, chân tình…phản ảnh được những nỗi xúc cảm, những ray rứt xót xa của một chinh phụ…

Cũng có người cho rằng: Thơ Ngọc An là một hiện tượng ngoại lệ trong trường phái tả thực. Nhận định như thế chưa hẵn đã đúng! Trong 4 tập thơ đã xuất bản chúng ta không thấy ngoại lệ nào cả. Những gì Ngọc An có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong " hiện thực chân thật" và đôi khi còn âm hưởng triết lý Phật giáo Đông Phương. Trong những bài thơ: Trang Nhật Ký Màu Xanh, Lần Con Về, Ngày Xuân Đi Lễ Chùa,Sắc Sắc…Không Không…, thì đều thấy rõ cái thực của một con nhà Phật,lòng hiếu thảo của một phật tử đối với cha mẹ bởi do niềm tin vào thuyết báo hiếu Phật Đạo.

"Lời Phật dạy:
Yêu là bể khổ
Tình là giây oan
Và tâm hồn con luôn hướng cõi niết bàn
Mong hướng thiện,mong làm điều phước thiện
Lần này con về lo chữ hiếu!
Kim Tĩnh con xây,yên chỗ cha nằm
Mẹ một bên Cha ở một bên
Khi giải tỏa Mẹ về bên cha gần gũi
Nghĩ điều này, lòng con thêm buồn tủi"

Nổi lòng ray rứt của người con hiếu vì hoàn cảnh không thể nào ở gần cha mẹ để sớm hôm phụng dưỡng.Nơi đất khách quê người lòng đau quặn thắt, chỉ biết tâm sự với lòng.

"Xin cha hiểu lòng con thương cha mẹ
Cha và con xa nửa quả địa cầu.
Tóc bạc phơ ray rứt những đêm thâu,
Cha buồn lắm lòng con đau quặn thắt
………………………………………
Ở bên kia bờ Thái Bình Dương,
Mẹ tôi nằm yên nghĩ giữa mù sương.
Cô quạnh đã bảy mùa trong giá lạnh,
Hồn mẹ thân yêu biết mấy đoạn trường
…………………………………….
Bên này biển nhớ thương.
Ai hay có kẻ ly hương lệ tràn"

Sự ảnh hưởng triết lý căn bản của Phật giáo càng rõ nét hơn trong " Lời Thầy Dạy".Đời là bể khổ, nên muốn tránh khỏi nơi khổ trần nầy, chỉ có cách tu tâm là con đường sớm thoát tục lụy.

" Thuyền Bát Nhã cập bến sông tế độ
Mau lên con! Kẻo trễ bước nhàn du
Tu là tâm thoát xa vùng khổ lụy
Nắng rạng ngời trên mỗi bước con đi
Kiếp nhân sinh trầm mình trong bể ái
Lặn hụp trong vùng nước đục sông mê
Hãy nghe thầy, các con ơi chớ ngại
Gắng công tu thầy dẫn dắt đường về"

Trong một góc cạnh khác, chúng ta còn thấy trong thơ của Ngọc An chứa nhiều tình tự quê hương, một niềm ru dạt dào của biển, nơi tác giả đã sinh ra và lớn lên và cũng nơi đó một quê hương đã chứa nhiều thăng trầm trong cuộc đời nữ sĩ.

" Từ miền sóng biển em khôn lớn
Cát trắng phơi mình theo tháng năm
Mẹ dắt dìu em bao vất vả
Bôn ba qua mấy cuộc thăng trầm
………………………………….."

Và chính chổ tình tự quê hương, lúc ẩn , lúc hiện rõ nét trong thi ca của Ngọc An là yếu tố tạo cho thơ của nữ sĩ có chổ đứng trong văn học Việt Nam hải ngoại.

Người ta cũng còn thấy,đôi lúc thơ của Ngọc An mượn cái phong cảnh bề ngoài để trình làng mà còn nén chặt bên trong đến tràn ứa ra cái "phần hồn dân gian mộc mạc" đầy chất phác của mình, đó là một nét độc đáo có một không hai trong thơ của Ngọc An.

Trong sau những năm 1975,ở nước ta do những biến cố đặc biệt của đất nước mà trong văn học dân tộc đã hình thành nhiều khuynh hướng sáng tác. Ở trong nước, nhóm thi sĩ cựu trào miền Bắc, những thi sĩ thoát thai từ trong "cuộc chiến tranh xâm lược" đã có những thi ca, ca tụng đất nước " Xã Hội Chủ Nghĩa" một xã hội mà người cộng sản Việt Nam mô tả như là một " Thiên Đàng". Họ ca tụng cuộc chiến nồi da xáo thịt mà họ cho là " thần thánh" là tất yếu.

Cũng trong thời điểm này và sau đó vài thập niên, nhiều nhóm thi ca hải ngoại đã được hình thành có khuynh hướng: đấu tranh, than thân trách phận, thương xót cho một quê hương đã mất… Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh một quê hương bỏ lại, ước mơ một ngày về đã được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả trong đó có Ngọc An.

" Sẽ có một ngày ta trở lại
Núi sông hùng vĩ mượt màu xanh
Giòng thác reo vui mừng khách lạ
Hoa Xuân đua nở rộ trên cành
 
Sẽ có một ngày tay xiết tay
Mừng mừng tủi tủi rượu,thơ,say
Tàn đêm thức trắng niềm tâm sự
Thân phận ly hương những tháng ngày!
………………………………………
Sẽ có một ngày con của Mẹ
Tìm về giòng máu chảy trong tim
Thiết tha nguồn cội bao ngăn cách
Dựng lại non sông kiến thái bình…"

Hay là:

"Tôi về đánh thức mùa thu cũ
Gởi gió rừng xưa tuổi xế chiều
Chiếc bóng đơn côi ôm kỷ niệm
Người ơi! Hoa vẫn mãi cô liêu"

 

Thơ Ngọc An ra đời trong bối cảnh mà tác giả lại là một người tị nạn. Mặc dù tác giả đã bước vào đời thơ với cặp mắt thông minh và đôi chân trần chắc nịch của mình, nhưng thơ của Ngọc An vẫn còn có phảng phất những bi lụy thường tình của một kiếp người. Những nổi đau không phải là một lần trên con đường tình ái, những mùa xuân buồn kéo dài trên nổi cô đơn của kẻ vong quốc đã gặm nhắm một ít nội tâm của tác giả và nhàthơ nhận ra sự bạc bẽo của con người và cuộc đời cái hẩm hiu của số phận.

" Nàng xuân đến làm chi
Để tim hồng ray rứt
Chất chồng thêm niên kỷ
Xót xa niềm vong quốc
Anh nhìn lên mái tóc
Soi gương ngắm lại thân
Nhờ ơn trên mưa móc
Đầu bạc trắng, trắng dần
Anh chỉ ngoài năm mươi
Má hóp răng chẳng còn
Bạn bè anh cứ ngỡ
Anh phải ngoài bảy mươi!
Anh buồn và anh khóc
……………………."
Hoặc:
Nửa cuộc đời tôi đi vào mộng mị
Đem tuổi xuân xanh treo giữa lưng trời
……………………………………………………

Thơ Ngọc An phần lớn đãphơi bày cho người đọc hiểu ít nhiều về khía cạnh nào đó cuộc đời thực của tác giả.Nhưng đôi lúc có những niềm riêng sâu kín không thể nào tác giảcó thể bày tỏ cùng ai?

"Có những niềm riêng không nói được
Cho hồn trăn trở nỗi đau thầm
Sương rơi buốt giá chân trời cũ
Hai nẽo sầu, hai nẽo lặng câm
 
Có những niềm riêng để nhớ nhung
Dư âm vang vọng đến muôn trùng
……………………………………
Có những niềm riêng thức trắng đêm
Lặng nghe giòng máu chảy về tim
Xót xa thân phận người cô phụ
Qua hết rồi năm tháng ấm êm…
Có những niềm riêng dạ tái tê
Nỗi đau chiếm trọn lúc đêm về
…………………………………
Có những niềm riêng để hận sâu
Một đời xin nhớ mãi về sau
Phải chăng tiền kiếp không tu trọn
Để bể luân hồi vướng khổ đau"

Thơ Ngọc An không những phong phú trong nội dung sáng tác,mà về nghệ thuật nhà thơ cũng hết sức độc đáo. Hầu hết những bài thơ của tác giả đều viết bằng thể thơ Đường Luật: Thất ngôn bát cú, lục bát đôi khi cũng có thấyngũ ngôn tứ tuyệt và thể loại tám chữ tự do. Đây là những thể thơ rất phổ biến trong văn học thời phong kiến và sau này được chấn hưng phổ cập. Mỗi bài thơ Đường Luật của Ngọc An giống như viên ngọc, đã được người thợ lành nghề đẽo gọt, trau chuốt,không còn chê vào đâu được nữa.

Tóm lại,trong phạm vi một bài viết giới hạn, chúng tôi không thể nào nhận định hết những đặc tính đa dạng có trong thi phẩm của nữ sĩ Ngọc An. Chúng tôi chỉ góp một phần nhỏ cảm nghĩ của chúng tôi về những khía cạnh nhất định của thi phẩm. Mong có sự thông cảm của độc giả.

DUY VĂN