Tình Xanh

 

NgThanhTruc

1.
 
Xanh là tiếng để diễn tả cái gì chưa chín, chưa đạt. Chẳng hạn như me xanh, cóc xanh, xoài xanh, hay ổi xanh. Cắn vào những thứ xanh này là cảm vị chua, vị chát, vị đắng .. Với tôi, rung động ngày mới lớn gắn liền những trái còn xanh, không ngọt lịm nhưng vẫn muốn ghé răng cắn. Cái tuổi 16 ham ăn thích ngủ lấy gì có những mối tình chín mùị Hơn thế, tình đơn phương lại được liệt vào tình xanh chua đến ê răng.
 
Gia đình tôi dọn về phố này cuối mùa Hạ, khi cơn mưa vội vã rứt đi vài cánh hoa phượng sót ngoài đầu phố. Căn nhà khang trang sáng hơn nhà cũ. Hai chị em tôi được chung phòng. Phòng hẳn hòi chứ không phải chiếc màn che tạm như xưạ Tôi háo hức thu dọn các thứ. Nặng nhất là kệ sách. Tiền quà bánh, tiền ăn sáng tôi đều đổ vào lũ sách. Thôi thì đủ các loạị Từ sách luyện thi đến truyện ta, truyện dịch, truyện tuổi hoa, tập hình cắm hoa, truyện sưu tầm; tôi đều có. Nhỏ em tôi luôn cằn nhằn:
 
- Giá chị để tiền để mua quần áo đẹp chắc giờ mình không phải è lưng ra khiêng. Của nợ gì mà nặng mà choáng chỗ quá đi thôi.
 
Tôi cười:
 
- Hành trang quý vậy mà dám kêu là của nợ!
 
- Mai kia chị đi lấy chồng thì nhớ mang theo hành trang này cho trống phòng để em dễ thở ...
 
Trời đất! Chị em với nhau, cùng chia một căn phòng, một chiếc giường hơn mười mấy năm mà nhỏ em yêu quý của tôi lại cứ hăm he tống cổ tôi ra khỏi nhà cho rảnh nợ. Đã thế thì tôi sẽ không thèm lấy chồng, không ra khỏi nhà xem ai chờ dài cổ cho biết.
 
 
 
2.
 
Xếp đặt xong các thứ, tôi phủi tay ra sân trước. Khoảng sân rộng có cây hoàng mai, mai tứ quý, và cây anh đào Nhật Bản do chủ cũ trồng sát hàng rào nhà hàng xóm. Ba tôi đã dọn sang chẳng biết cơ man nào là chậu câỵ Những chậu cây của Ba tôi phần nhiều là lan, ngoài ra có vài chậu sứ Thái Lan, vài chậu thiên tuế, vài chậu hồng. Tiếng là sân rộng nhưng chậu kiểng của Ba tôi đã ung dung chiếm khoảng nửa sân.
 
Tôi lấy cây chổi nơi góc sân quét nhanh những chiếc lá anh đào rụng vương vãi khắp nơị Đuôi chổi đụng phải mảnh đá mỏng khựng lạị Nhặt mảnh đá lên, tôi chẳng biết làm gì nên thảy lên cao rồi dùng chân đá nhẹ vài cái như người ta đá cầụ Người đá cầu thì mang giày và quả cầu thì nhẹ. Còn mảnh đá của tôi vừa nặng lại xắn vào bàn chân trần. Tôi đau điếng. Vừa xuýt xoa vừa nhảy lò cò quanh sân. Chợt bên kia hàng rào có tiếng cười nhỏ. Tôi giật mình. Đã có kẻ nhìn trộm từ nãy giờ. Tôi rón rén đi về phía hàng rào nhà bên cạnh. Anh đang ngồi trên ghế đọc báọ Tờ báo to quá khổ nên tôi khó thể nhìn được gương mặt anh. Có thể anh đang đọc đến một mẩu
chuyện cười trong báọ Tôi hy vọng. Nhưng sao lại trùng hợp quá vậy ? Không tin giác quan tôi lầm. Tật lém khó chừa nên tôi đứng yên nhìn chăm chú vào tờ báo chờ xem có phải anh đã nhìn trộm và cười tôị Quả thật, chỉ vài phút sau anh khép nhẹ tờ báo lú mặt rạ Tôi giật mình. Không ngờ vì anh có gương mặt đẹp. Đẹp như mặt thiên sứ trong nhà thờ mà tôi thấy khi đi lễ. Còn anh, có lẽ ngại ngùng vì không ngờ tôi đang đứng ngay cạnh hàng rào nhìn anh. Anh khẽ gật đầu mỉm nụ cười thân chàọ Tay chân tôi bủn rủn, tim đập loạn xạ. Tôi biến nhanh vô nhà mà quên mất vài phút trước tôi còn hăm hở định bắt xem anh có nhìn trộm không.
 
Chui tọt vào trong phòng, tôi ngồi xuống giường, ôm ngực nghe nhịp tim đánh loạn xạ. Ngó quanh, tôi lại thấy mặt đỏ bừng của mình trong gương. Cũng may mà nhỏ em của tôi đang ở dưới bếp nói chuyện với Mẹ. Hú hồn!
 
 
 
3.
 
Tôi có thói quen dậy sớm quét dọn các thứ trong ngoàị Ba tôi là đồng hồ báo thức cho riêng tôị Cứ độ 5 giờ là Ba tôi thức dậy pha ly cà phệ Thức ăn sáng của Ba tôi, có lần Ba tôi đùa như thế. Sáng nay tôi nhẹ mở cửa sổ ra nghe ngóng động tĩnh bên kia hàng rào trước khi ra quét sân. Những căn nhà của góc phố này như hàm răng có vài chiếc khễnh. Mấy căn đều nhau, nhưng đến nhà tôi và căn nữa thì lệch ra ngoài hơn một chút. Cũng vì thế mà cửa sổ phòng khách nhà tôi nhìn sang hàng hiên nhà anh. Hiên nhà im vắng, thế là tôi an lòng quét sân. Quét được một góc, tôi lén nhìn sang bên kia ràọ Nhìn để làm gì tôi chẳng rõ. Lỡ anh đang ở bên hiên nhà thì tôi lại run, lại hụt một nhịp tim ử Hiên nhà vẫn vắng im. Còn tôi thì hơi buồn một tí. Gương mặt đẹp của anh vẫn thấp thoáng trong tôi.
 
Mẹ đi chợ. Hai chị em tôi ở nhà. Tối hôm qua tôi đọc dở dang quyển truyện nên tôi tranh thủ đọc cho xong trước khi Mẹ về. Truyện đang đọc đến hồi gây cấn. Nhân vật chính đang bị bọn cướp đuổi giết thì nhỏ em tôi chạy vào phòng:
 
- Chị Ti! con gà nhà mình nó bị trúng gió rồị Cái đầu nó tái mét, cứ gục đầu hoài hà.
 
Tôi còn đang cơn ghiền nên bảo vội:
 
- Thì em cứ cho nó nuốt một tép tỏi là được rồi
 
Mắt tôi vẫn dán chặt vào quyển truyện, bỏ ngoài tai tiếng lục đục của nhỏ em tôi tìm tép tỏị. Bên ngoài im lặng. Tưởng là êm chuyện. Năm phút sau nhỏ em tôi lại la toáng lên:
 
- Chết rồi! Con gà chắc chết. Nó giãy đành đạch ra kìa chị Ti ơi!
 
Câu đó đủ để bứng tôi ra khỏi cái ma lực của quyển truyện. Tôi chạy ra sân saụ Quả thật con gà nằm giãy trên đất. Trong lúc quýnh quáng, tôi quyết định thật nhanh.
 
- Em vô nhà lấy dao lam, kim chỉ, chai thuốc đỏ ra đây!
 
Trong lúc nhỏ em tôi đi lấy các thứ, tôi lầm bầm:
 
- Khổ thật! Biểu cho gà một chút tỏi mà cũng không xong. Ai lại cho nó ăn nguyên tép tỏi bao giờ! Nó không nghẹn mà chết là may.
 
Tôi lui cui cắt da và cổ họng con gà lấy tép tỏi ra, rồi dùng kim chỉ may lại, bôi lên chút thuốc đỏ ... mong sao con gà được sống, mong sao Mẹ đừng thấy chỗ may ... mong sao cho tôi thoát nạn nàỵ Quyển truyện dở dang không còn hấp dẫn tôi nữạ Nhân vật chính bị cướp bắt giết mất cũng mặc.
 
Tôi không yên. Lâu lâu đi ra sân trước ngóng xem Mẹ về chưạ Một lát tôi lại chạy vào sân sau xem con gà còn sống không. Giá mà lúc nãy tôi bỏ quyển truyện sang một bên và tự lo cho con gà thì giờ đâu đến nỗi "thân này ví xẻ làm hai".
 
 
 
 
4.
 
Chuyện con gà rồi cũng quạ Hôm đó Mẹ đi chợ về bận rộn nhiều chuyện nên không để ý đến con gà. Nhỏ em tôi cũng biết thân, không hó hé lời nàọ Chỉ khổ tôi mấy ngày lo âụ Nhưng chỉ mấy ngày, tôi vẫn là tôị Nghĩa là vẫn mê đọc truyện, mơ mộng.
 
Cơn mưa chiều khá nặng, đủ để làm trôi mơ mộng trong tôị Vừa kiểm sổ nhận hàng, đếm số tiền hàng cho Mẹ, vừa ngắm mưạ đột nhiên tôi nghĩ đến anh. Chẳng hiểu sao gương mặt đẹp của anh ám ảnh tôi hoàị Tôi nhớ đến một bài thơ vừa mới viết. Bài thơ thấp thoáng bóng anh. Tôi ơi là tôi! Tại sao lại nghĩ đến anh nhiều thế! Anh như bao nhiêu bạn học khác của tôi thôi mà. Tôi đâu biết nhiều về anh. Những điều tôi biết chỉ nghe thoáng qua từ những người hàng xóm, qua đối thoại của Mẹ tôi và Mẹ anh. Đại khái anh là người dễ nhìn. Trời ạ! Đâu phải chỉ dễ nhìn, anh là người đẹp traị Chẳng lẽ thiên sứ chỉ dễ nhìn thôi à! Và anh học giỏi, lại có nhiều tàị Dĩ nhiên người như anh thì hàng tá cô xếp hàng chờ làm bạn. Phải cái tính hơi bướng, chỉ làm những gì mình thích. Nếu không thích rồi thì trời có sập xuống cũng nhất định không làm. Đã không ít lần Mẹ anh giận anh vì những việc không đâu, bốc đồng của anh. Cố xua bóng anh ra khỏi tâm trí, tôi cốc đầu mình một cái đau điếng.
 
Bên kia hàng rào, có tiếng đàn guitar nhẹ hòa tiếng mưa trên mái tôn. Vậy đó, làm sao tôi không nghĩ đến anh được. Người ta vô tình nói vào tai tôi những gì về anh. Anh lại vô tình xuất hiện quanh tôị Lỗi nào phải tại tôị Nhưng nghĩ đến anh không thể nào đồng nghĩa là yêu đâủ Nếu có ai đó bảo rằng tôi yêu anh thì tôi sẽ cãi đến cùng.
 
 
 
5.
 
Mẹ tôi và Mẹ anh thân nhau rất nhanh. Đồng bệnh tương lân, đồng thanh tương ứng. Cái bướng người con làm các bà mẹ nói hoài không hết chuyện. Tôi không chạy biến mỗi lần đụng mặt anh nữạ Nhưng tim tôi vẫn sai nhịp khi gặp anh. Bây giờ tôi mang mặt tỉnh nhưng lòng lại run mỗi khi có anh. Mấy ngày nay anh qua bên nhà để phụ Ba tôi dựng giàn lan. Mẹ than nhỏ:
 
- Nhà không có con trai nhiều khi cũng kẹt.
 
Ba tôi an ủi:
 
- Không có con trai thì còn có cháu, có hàng xóm láng giềng.
 
Tôi mím môi, chỉ tại anh lăng xăng nhiều chuyện. Không có anh thì tôi vẫn phụ Ba từ trước đến giờ. Cả chuyện buôn bán của Mẹ nữa, nhận hàng, kiểm hàng tôi lo chu đáọ Lần dọn về phố này, đâu đã cần có con trai trong nhà. Rõ ràng Mẹ khen người ngoài ra mặt. Tự nhiên tôi tức anh ngang xương. Đã tức thì không thèm nói chuyện với anh nữạ Chắc mặt tôi lầm lì quá nên đến chiều, anh gạ hỏi:
 
- Ti giận gì anh sao ?
 
- Đâu có
 
- Không giận?
 
- Không.
 
- Vậy Ti đang giận ai ?
 
- Không giận ai hết.
 
Anh cười:
 
- Giấu đầu lòi đuôị Không giận mà nói chuyện cộc lốc kìa, nếu đã không giận ai thì chắc Ti đang giận anh rồi! Phải không?
 
Trời ạ! Sao anh khôn quá cỡ, đi guốc trong bụng tôi hết trơn. Chỉ có điều bây giờ anh hỏi thẳng tôị Chẳng lẽ tôi lại nhận tôi đang giận anh. Giận vô căn cứ, không lý dọ Dị quá! Tôi nhất định không thèm nhận đâu.
 
Thấy tôi làm thinh, anh đứng dậy để quyển truyện trên bàn:
 
- Cho Ti mượn quyển truyện này nè. Thôi anh về.
 
Nhìn anh đi ra, tôi định nói với anh một câu nhưng môi khô ngắt. Thôi chắc cũng không cần nói gì, tôi lì xưa nay ai cũng biết. Tôi đem quyển truyện cất vô phòng, chưa định sẽ đọc. Có lẽ nguôi giận tôi mới đủ sức đọc quyển truyện.
 
Buổi tối, đang tính sổ hàng cho Mẹ thì anh xuất hiện bên kia hàng ràọ Anh thảy nhanh qua cửa sổ cho tôi một gói nhỏ. Tôi vừa nhặt lên vừa hỏi:
 
- Gì vậy anh?
 
- Xí muội!
 
Tôi cười tươi rói, quên mất đang giận anh.
 
- Sao anh có xí muội cho Ti ?
 
- Tại có người giận.
 
- Ai giận hồi nào ?
 
- Ừ vậy là không giận phải không?
 
Tôi nhón viên xí muội cho vào miệng cườị Anh như vậy thì bảo sao tôi giận lâu được.
 
- Ti đọc quyển truyện chưa ?
 
- Chưa ! Tại Ti bận cả buổị Tí nữa Ti đọc.
 
Tôi nói dóc ngon lành. Ngon như viên xí muội chua ngọt tươm đầy nước miếng. Hình như nước miếng thấm môi mềm hơn. Hồi chiều Mẹ tôi có nói với anh một lần rồị Sợ anh quên, tôi nhắc anh:
 
- Mai giỗ Nội, anh đi đâu nhớ ghé qua nhà Ti nghen.
 
- Ti khỏi lọ Mai anh qua phụ Ti nhổ lông gà
 
Tôi nghĩ bụng, Chúa Nhật anh biến đi đâu mất tiêu cả ngày ở đó mà chạy qua phụ nhổ lông gà. Anh thiệt khéo đùa.
 
 
 
 
6.
 
Mẹ tôi chỉ con gà mắc toi lần đó than phiền:
 
- Con gà bị đèo rồi, nuôi không thấy lớn. để lâu thịt nó dai hết ngon. Bữa nay Ti bắt con này và con gà mái dầu nhổ lông cho Mẹ nghen.
 
Dặn xong Mẹ tôi đi chợ mua các thứ. Tôi mừng trong bụng. Con gà này vô nồi thì kết thúc chuyện mắc toị Tôi vâng dạ rồi đi nấu nồi nước sôi chuẩn bị nhổ lông gà. Nước chưa sôi anh xuất hiện bên hàng rào:
 
- Ti làm gà chưa?
 
- Chờ anh qua phụ Ti cắt cổ gà nè
 
Thoáng chút anh đã qua đến nơị Con gà đèo thế mà khôn. Hình như nó biết được bữa nay nó phải vô nồi nên cứ chạy lòng vòng câu giờ. Anh và tôi rượt hoài mới túm được nó. Đến hồi nhổ lông gà, thấy vết sẹo nơi cổ gà, tôi nhảy nhỏm:
 
- Thôi chết! Thế nào Mẹ cũng biết chuyện.
 
Anh lo lắng:
 
- Chuyện gì mới được chứ ?
 
Tôi kể anh nghe chuyện mắc toi của con gà mấy tháng trước. Anh cười:
 
- Hèn gì lần đó anh thấy Ti cứ đi ra đi vô! Anh tưởng Ti tập thể thao giữ eo.
 
Tôi nói vội:
 
- Vậy mà anh còn cườị Ti lo bắt chết nè!
 
- Có gì đâu! Thì cứ coi như con gà nó bị kẹt vô đâu rồi bị trầy nơi cổ thôi!
 
Anh dạy tôi nói láo kìa! May chỉ là nói láo chuyện con gà. Chứ còn nói láo chuyện gì khác thì ...
 
Khi Mẹ tôi mổ gà, cái cổ họng cứ dính chặt với da cổ, kéo hoài không rạ Lúc bấy giờ nhỏ em tôi khai thiệt. Và dĩ nhiên là tôi bị Mẹ la một thôi một hồị Phải chi có anh ở đây nghe phụ với tôi thì hay biết mấỵ Nhổ lông gà xong anh bay mất tiêu hẹn chiều mới về. Chuyện anh dạy giả vờ, tôi không thể áp dụng được. Cái cổ họng của con gà bị may dính chung với lớp da ngoàị Đâu có vết trầy nào mà kỳ cục vậỵ Nói láo kiểu này chắc tôi bị ăn đòn nặng. Thôi thà làm thinh nghe rầy
vẫn hơn.
 
 
 
7.
 
Ba ngày Tết, nhà nào cũng lục đục với dưa hành, củ kiệu, rồi lặt lá mai, chùi lư, quét vôi nhà cửa, gói bánh. Nhà tôi và nhà anh nấu chung nồi bánh tét cho tiện củi lửa . Đêm Giao Thừa, ngồi canh nồi bánh thì vui phải biết. Mấy anh em tôi ngồi quanh nồi bánh cắn hột dưa kể chuyện. Năm nay, ngoài mấy anh con cậu tôi tụ họp về chung vui như mọi năm, anh cũng góp phần đàn hát. Trong lúc khều lửa nồi bánh, một mảnh than hồng bắn vào tay làm tôi xuýt xoạ Anh cầm lấy tay tôi lo lắng:
 
- Ti có sao không? Có phỏng không? Có rát không?
 
Tôi run bắn trong lòng tay anh mặc dù đang ngồi bên bếp hực lửạ Anh hỏi nhiều như thế làm sao tôi trả lời được. Tôi lắc đầu rụt tay về. Câu chuyện bên nồi bánh vẫn râm ran.
 
Lâu lâu anh nhìn tôi như thăm dò xem tôi có sao không. Nếu không để ý chắc không ai có thể biết mặt tôi đỏ đến cỡ nàọ Màu đỏ hạnh phúc. Tôi không dám nhìn anh lâu sợ càng nhìn anh tôi càng khó có thể dồn nén niềm hạnh phúc dâng lên mắt, lên môị Vậy mà tôi vẫn phủ nhận là tôi không có cảm tình đặc biệt với anh.
 
Gần đến Giao Thừa, bánh nấu xong, mọi thứ chuẩn bị đàng hoàng. Mấy anh con cậu và chị em tôi thay quần áo mới để đi hái lộc với Ba Mẹ. Năm nay về phố này, tôi háo hức chờ xem sẽ đi hái lộc ở đâụ đồng hồ vừa điểm 12 tiếng, Ba tôi đốt giây pháo đón Giao Thừa.
 
Pháo nổ dòn tan. Mẹ tôi phán năm nay mọi chuyện sẽ tốt đẹp hanh thông. Và tôi tin như thế
 
Lăng Ông đầy nghẹt người và ngườị Tôi theo Ba Mẹ ra sân sau hái nhánh cây bạch mai thì lại vừa gặp anh. Anh nhìn tôi xúng xính trong bộ đồ mới:
 
- Bữa nay Ti nhìn lớn hẳn ra.
 
- Ti ăn nhiều thì phải lớn chứ.
 
- Lớn vậy chắc năm nay đi hái xin lộc tình phải không?
Tôi đỏ mặt:
- Anh này dị quá đị Ti còn nhỏ xí.
Anh cười, nheo mắt:
- Ai mới nói ăn nhiều lớn ra vậy ta! Giờ lại nhận nhỏ.
Tôi dí chân vào chân anh.
 
8.
 
Vừa đi học về tôi đã nghe bên hiên nhà có tiếng đàn guitar quyện với tiếng hát ngọt ngàọ Tôi muốn đến cửa sổ nhìn sang nhà anh nhưng rồi lại ngạị Tiếng hát, tiếng nói chuyện bên kia hàng rào mãi đến hơn tiếng sau mới ngưng. Tôi ôm chồng sách vở ra chuẩn bị học bàị Nghĩ đã không còn ai bên hiên nhà anh, tôi đến gần cửa sổ nhìn theo thói quen. Anh đã ngồi đó tự lúc nàọ Vừa thấy dáng tôi nơi cửa sổ, anh thảy sang cho tôi vài viên ô-mai me.
- Ngon vậy ? Của anh mua hả ?
- Không phảị Của bạn anh.
- Chị bạn gái anh lúc nãy ?
- Ừ, anh định rủ Ti qua nhưng thấy Ti bận.
Viên ô-mai bẹp dúm trong lòng tay tôi.
- Ti phải phụ Mẹ tí.
- Tuần sau tụi anh đi picnic ở Thủ đức. Ti đi không?
- Dạ thôi! Bài vở Ti nhiều lắm. Hẹn anh dịp khác.
 
Tôi về phòng, trái tim héo như mặt tôi trong gương. Tôi mím môi ngăn giòng nước mắt. Kỳ thật, sao tôi lại phản ứng thế nàỵ Thì ra bấy lâu nay anh quan tâm, chăm sóc tôi như người anh đối với cô em nhỏ. Bao nhiêu lần tôi phủ nhận với lòng mình là tôi hoàn toàn không yêụ Giờ tôi mới biết ... tôi yêu ... yêu anh, mà anh đâu có để tâm.
Cũng có thể đâu phải tôi yêụ Biết đâu đó chỉ là cảm tình đặc biệt tôi dành cho anh và chỉ muốn anh của riêng tôị Tôi chưa xác định lại xem mình đã yêu anh hay chỉ là những rung động đầu đời thoáng qua thì tôi phải đi xạ Cảm giác đó có là gì đi nữa thì cũng không còn quan trọng. Trong mắt anh, tôi vẫn là cô em nhỏ. Và tôi đã ra khỏi nhà như nhỏ em tôi từng mong muốn nhưng không
phải đi lấy chồng. Tôi đi xa, xa lắm, xa đến nửa vòng trái đất. Mớ sách vở của tôi có lẽ đã được xếp vô thùng nằm yên một góc.
 
9.
 
Tôi ngồi soạn lại mấy bài thơ để gửi chị Mai chuẩn bị cho tờ báo Xuân. Nơi tôi ở không khí Tết kém phần đầm ấm. Cũng có hoa mai nhựa, có mứt, có hạt dưa, có củ kiệu đóng hộp, có bánh tét, ... nhưng vẫn không thể nào đem lại cho tôi cái cảm giác Tết thật sự. Mở đến bài Xuân Nhớ, tôi bàng hoàng:
 
XUÂN NHỚ
 
Cánh én theo bầy liệng, đưa thoi,
Hăm ba đưa ông Táo về trời,
Lá mai đã lặt chờ trổ nụ,
Củ kiệu, dưa hành cũng sẵn rồi
 
Hăm tám canh nồi bánh nửa đêm,
Bếp hồng, tiếng cười vỡ vang rền,
Ánh lửa soi hồng da con gái,
Người ta nhìn hoài, mắc cỡ thêm.
 
Tí tách ... đì đùng ... pháo đón Xuân,
Trăm họ, muôn người ở xa gần,
Trong đêm Trừ Tịch đi hái lộc,
Cầu mong năm mới phước bội phần.
 
Xúng xính trong tà áo mới may,
Cũng đi hái lộc với me thầy,
"Này cô, có nguyện duyên may đến?",
"Người ta còn bé, ... cái anh này!".
 
Thấm thoát mà bao năm đã qua,
Năm nay lại đón Tết xa nhà,
Thiếu người kể chuyện bên nồi bánh,
Con bé bây giờ ... nhớ người ta!
 
ngày ... tháng ... năm ...
Ti
 
Gương mặt thiên sứ lướt qua hồn tôị Lại một bài thơ thấp thoáng hình bóng anh. Tôi mỉm cườị Cười chứ, cười cho ngô nghê ngày mới lớn của mình, cười bởi mình vẫn còn giữ được kỷ niệm đẹp của tình xanh mặc dầu ngày xưa đã từng rơi nước mắt vì vị chua vị chát của nó.
 

 

NgThanhTruc

11/13/02